5/5 - (1 bình chọn)

Những cơn đau lưng thường gặp trong cuộc sống có thể liên quan đến bệnh lý đau thần kinh tọa. Một số người mắc phải bệnh lý này rất quan tâm đến việc chữa đau thần kinh tọa tại nhà. Bệnh đau thần kinh tọa nếu được điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh thoát khỏi những cơn đau dai dẳng. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết của ICondom để hiểu thêm về căn bệnh này nhé!

Dây thần kinh tọa là gì? Tại sao lại bị đau thần kinh tọa?

Dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh hông to) là dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Dây thần kinh tọa chạy dọc từ sau lưng dưới đến phần sau của 2 chân, đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển vận động cũng như cảm giác của chi dưới.

Các tổn thương gây ra do thoát vị đĩa đệm, viêm khớp thoái hóa, gãy xương, nhiễm trùng xương là nguyên nhân gây ra chứng đau thần kinh tọa. Lúc này, dây thần kinh tọa bị kích thích hoặc chèn ép gây ra các cơn đau chạy dọc từ thắt lưng qua mông xuống cẳng chân. Chứng đau thần kinh tọa ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Một số triệu chứng và biến chứng của đau thần kinh tọa

Ngoài những cơn đau nhức chạy dọc từ lưng dưới xuống chân, bệnh đau thần kinh tọa còn gây ra một số triệu chứng và biến chứng sau:

  • Cảm thấy vùng lưng, cẳng chân, đùi bị co cứng sau mỗi sáng thức dậy và mất khoảng 30 phút mới giãn ra. Lý do là bởi khi bị đau hay viêm dây thần kinh tọa thì máu lưu thông không tốt.
  • Người bệnh bị hạn chế vận động, nhất là khi cúi, gập hoặc nghiêng người sẽ bị đau nhức dữ dội ở phần lưng, mông, đùi hoặc chân. Thậm chí có trường hợp người bệnh còn gặp khó khăn trong việc đứng thẳng, gót chân vừa chạm xuống đất đã ngay lập tức cảm thấy đau nhức.
  • Người bệnh thay đổi về dáng đi, bước đi không đều, đi tập tễnh bên cao bên thấp.
  • Phần lưng, đùi và chân của người bệnh có cảm giác tê hoặc cảm giác như kiến bò, thậm chí người bệnh còn gặp một số biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác chi dưới, teo cơ, bại liệt, mất khả năng kiểm soát việc đại, tiểu tiện.

Chữa đau thần kinh tọa tại nhà bằng thuốc Paracetamol có được không?

Paracetamol (Acetaminophen) còn có tên gọi khác là Tylenol, đây là loại thuốc giảm đau thông thường (không kê toa) được sử dụng rất phổ biến, được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là liệu pháp đầu tay trong việc làm giảm các cơn đau. Người bị bệnh đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ hoặc vừa có thể sử dụng Paracetamol tại nhà để làm dịu các cơn đau nhức, giảm cảm giác tê (có hoặc không kèm theo triệu chứng sốt). 

Cơ chế giảm đau của thuốc Paracetamol là nhờ vào khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin và cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương, ngăn cơ thể truyền tín hiệu đau đến não bộ.

u ý khi sử dụng thuốc Paracetamol chữa đau thần kinh tại nhà

 Chỉ định

  • Người bị đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ hoặc vừa, không kèm theo triệu chứng viêm.
  • Có hoặc không kèm theo triệu chứng sốt

Chống chỉ định

  • Người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người bị thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD).
  • Người bị bệnh suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Người có tiền sử bị thiếu máu nhiều lần.

Liều dùng

Liều dùng của thuốc Paracetamol là: uống 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày (mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng). 

Người bệnh không dùng nhiều thuốc hơn so với khuyến cáo sử dụng. Không nên uống thuốc vào thời điểm quá gần bữa ăn bởi thức ăn sẽ làm chậm quá trình hấp thu thuốc. Thời điểm uống thuốc tốt nhất là cách bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng, nên dùng nước ấm để thuốc dễ tan, đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Paracetamol, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ sau:

  • Buồn ngủ.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tăng aspartate aminotransferase (AST).
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Khó thở, thở khò khè, ho.

Ngoài ra, còn một số tác dụng phụ hiếm gặp như:

  • Phân có màu đen, nước tiểu đục hoặc có máu.
  • Sốt kèm ớn lạnh hoặc không.
  • Xuất hiện các đốm đỏ trên da, phát ban, nổi mề đay hoặc ngứa da.
  • Các vết lở loét hoặc đốm trắng ở môi, miệng.
  • Lượng nước tiểu bị giảm đột ngột 
  • Xuất hiện các vết bầm tím.
  • Vàng mắt, vàng da.

Thời gian sử dụng thuốc Paracetamol tối đa là bao lâu?

Thuốc Paracetamol được xem là tương đối an toàn nếu người bệnh dùng đúng liều chỉ định. Tuy nhiên, nếu sử dụng Paracetamol với liều cao kéo dài có thể gây ngộ độc cho gan. Sau khi người bệnh uống thuốc, Paracetamol được hấp thu vào máu và chuyển hóa qua gan thành nhiều chất khác, trong đó có chất N-acetyl benzoquinonimin (một chất độc có hại cho gan). Nếu sử dụng thuốc paracetamol với liều cao trong thời gian dài thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, suy giảm chức năng gan.

Người bệnh không dùng thuốc Paracetamol quá 10 ngày. Sau 10 ngày sử dụng, nếu các cơn đau chưa thuyên giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn.

2 bài tập hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa tại nhà

Bài tập vặn người

Người bệnh trải một chiếc thảm ra sàn nhà sau đó nằm ngửa trên thảm, giữ cơ thể thành 1 đường thẳng, 2 tay đặt xuống thảm với độ rộng bằng 2 vai. Tiếp theo, co 2 đầu gối sang bên phải và giữ thẳng lưng, lưu ý tay không nhấc khỏi mặt sàn, giữ nguyên tư thế khoảng 25 – 30 giây thì đổi sang bên ngược lại. Bài tập này giúp dòng máu lưu thông dễ dàng hơn, hỗ trợ giảm cơn đau nhức.

Bài tập với ghế

Người bệnh chuẩn bị một chiếc ghế đủ vững chắc để làm dụng cụ tập luyện. Tiếp đó, đưa chân phải lên lòng ghế, tay trái đặt vào mặt ngoài của chân phải trong khi tay phải chống vào hông, tiến hành xoay thân trên về bên phải. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 – 20 giây thì đổi bên. Bài tập này giúp giãn cơ lưng, giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh, cơn đau ở lưng sẽ giảm rõ rệt.

Hy vọng những thông tin ICondom vừa cung cấp có thể giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “chữa đau thần kinh tọa tại nhà được không?”. Nếu người bệnh có những biện pháp can thiệp đúng đắn ngay từ khi bệnh mới phát thì khả năng khỏi bệnh là rất cao.

Xem thêm