5/5 - (1 bình chọn)

Được nhận định là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay, các phương pháp điều trị căn bệnh đau thần kinh tọa được rất nhiều người quan tâm và chú ý. Vậy, đau thần kinh tọa có nên mổ không? Ngoài phẫu thuật thì còn phương pháp điều trị hiệu quả nào khác? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin để trả lời cho câu hỏi này.

Đau dây thần kinh tọa là gì? 

Dây thần kinh tọa (hay còn gọi là dây thần kinh hông lớn) có đặc điểm chạy dọc từ phần dưới của thắt lưng qua đùi và bám tận đến các ngón chân, kiểm soát và chi phối hầu như tất cả mọi hoạt động của phần chi dưới. Bệnh lý này được xác định khi có cảm giác đau tại vị trí của nhánh thần kinh này, có thể do bị viêm nhiễm hoặc chèn ép gây ra. 

Thông thường, cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên chân và ở phía mặt sau đùi. Tuy các triệu chứng ở giai đoạn đầu không mấy nguy hiểm, nhưng đau dây thần kinh tọa nếu không được phát hiện sớm và có các biện pháp chữa trị kịp thời thì không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động và cuộc sống của bệnh nhân mà còn là tiền đề dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Các nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến hai nhóm chính là: 

Nguyên nhân sinh lý

Các nguyên nhân sinh lý như làm việc và học tập sai tư thế trong khoảng thời gian dài, lao động quá sức hoặc mang vác các vật nặng… thường sẽ chỉ gây ra những cơn đau dây thần kinh tọa tạm thời, không kéo dài quá lâu và không để lại di chứng gì. Cơn đau sẽ kết thúc khi bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc chỉnh sửa lại tư thế để tránh kích thích tiêu cực lên nhánh thần kinh này. 

Nguyên nhân bệnh lý 

Một trong những nguyên nhân bệnh lý hàng đầu gây nên đau thần kinh tọa chính là thoát vị đĩa đệm, có đến hơn 80% bệnh nhân đau dây thần kinh tọa có tiền sử bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, một số bệnh lý khác ở các cơ quan lân cận vị trí của dây thần kinh tọa như ung thư tủy sống, gai đốt sống… cùng với các chấn thương trực tiếp ở vị trí này hoặc các tổn thương viêm nhiễm gây ra do virus, vi khuẩn cũng là những nhân tố chèn ép và tác động lên dây thần kinh tọa làm xuất hiện các cơn đau.

Nếu đau dây thần kinh tọa bắt nguồn từ những tổn thương bệnh lý thì cần phải được can thiệp bằng các biện pháp điều trị phù hợp để tránh bệnh phát triển lan rộng và gây ra những biến chứng nặng nề. 

Các triệu chứng thường thấy của đau dây thần kinh tọa

Triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết căn bệnh đau thần kinh tọa là những cơn đau mãnh liệt hoặc âm ỉ, chạy dọc từ vùng thắt lưng cho đến các ngón chân. Cơn đau sẽ trầm trọng hơn nếu người bệnh cử động mạnh, thậm chí một số tác động nhỏ như ho hay hắt xì cũng khiến cảm giác đau trở nên dữ dội hơn. Đi kèm với cơn đau ở vị trí thần kinh tọa là những cảm giác ngứa, bỏng rát và ê ẩm lan theo chiều dọc ở một bên bắp đùi. 

Thông thường, các cơn đau thần kinh tọa sẽ tự biến mất khi không còn những kích thích sau khoảng từ 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng cơn đau kéo dài không dứt, có tính chất tăng tiến và mức độ đau cũng ngày càng trầm trọng hơn. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng tiến triển nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp để bệnh thuyên giảm. 

Đối tượng mắc bệnh đau thần kinh tọa có nên mổ không và mổ khi nào thì hợp lý?

Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ Y học, đau thần kinh tọa hiện nay đã có thể chữa trị bằng rất nhiều biện pháp không xâm lấn như vật lý trị liệu hay hóa học trị liệu. Vậy, bị đau thần kinh tọa thì có nên mổ không? Câu trả lời còn tùy vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như một số yếu tố liên quan đến tiên lượng khác trên cơ thể. Phẫu thuật là một liệu pháp xâm lấn tồn tại rất nhiều rủi ro như nhiễm trùng hay bội nhiễm vi khuẩn. Vì vậy việc có thực hiện được phẫu thuật hay không phải được quyết định bởi các bác sĩ chuyên khoa lành nghề. 

Nếu bệnh tình của bệnh nhân trở nặng, đau thần kinh tọa có đi kèm với nhiều bệnh lý xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm hay ung thư tủy sống và không đáp ứng với bất kỳ biện pháp chữa trị nào thì các bác sĩ mới buộc phải sử dụng đến phẫu thuật. Vì vậy, biện pháp phẫu thuật có thể được coi là bước cuối cùng trong phác đồ điều trị bệnh, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và phải cẩn trọng với rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện. 

Cách chữa trị đau thần kinh tọa mà không cần mổ 

Vì những rủi ro và nguy cơ có thể xảy đến khi phẫu thuật, bên cạnh câu hỏi “đau thần kinh tọa có nên mổ không” thì các biện pháp chữa trị đau thần kinh tọa không xâm lấn cũng được rất nhiều người chú ý và quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp mà ICondom có thể đề xuất cho bạn: 

Điều trị đau thần kinh tọa bằng các tác động vật lý

Nếu bệnh nhân đau dây thần kinh tọa do các nguyên nhân sinh lý hoặc tiến triển bệnh dừng ở mức nhẹ và trung bình thì biện pháp vật lý trị liệu thường sẽ đem lại hiệu quả rất cao, có thể kể đến như massage, bấm huyệt hay châm cứu. Việc tác động vật lý vào các vị trí đau bằng xoa bóp có thể giúp máu dễ lưu thông hơn, từ đó tiêu sưng, giảm đau và giúp người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu. 

Bên cạnh đó, tác động vào các huyệt bằng bấm huyệt hay châm cứu cũng có thể mang đến nhiều hiệu quả, thông qua sự tăng chuyển hóa tại các vùng dây thần kinh bị tổn thương, từ đó tăng lượng máu đến nuôi dưỡng, giúp sửa chữa các vị trí viêm nhiễm, tăng khả năng phục hồi của bệnh.

Dây thần kinh tọa đi qua rất nhiều huyệt trên cơ thể, vì vậy các biện pháp châm cứu và bấm huyệt hiện nay đang trở nên ngày càng phổ biến do sự an toàn cũng như khả năng điều trị bệnh lý hiệu quả. 

Điều trị đau thần kinh tọa bằng các biện pháp tự nhiên

Nếu cơn đau của bạn mới xuất hiện lần đầu, do việc hoạt động quá sức trong thời gian dài hoặc ngồi sai tư thế thì một số biện pháp như chườm nóng hay chườm lạnh sẽ giúp tiêu sưng, giảm đau và giảm bớt cảm giác khó chịu.

Việc thực hiện cũng vô cùng đơn giản bằng các vật liệu có sẵn tại nhà. Bạn chỉ cần gói đá lạnh vào một chiếc khăn mềm rồi ấn nhẹ lên vùng bị thương với chườm lạnh, hoặc sử dụng miếng đệm ấm đặt lên ra nếu muốn chườm nóng. Các biện pháp này đều vô cùng an toàn nên bạn có thể thực hiện đều đặn và thường xuyên cho đến khi cơn đau giảm dần và biến mất.

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng phương pháp tập luyện

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý liên quan đến cột sống và thắt lưng, sự tổn thương tại các cơ cũng là một trong những nguyên do hàng đầu gây nên đau thần kinh tọa. Vì thế, việc cải thiện sức mạnh cơ bắp ở vùng thắt lưng, hông và đùi là vô cùng cần thiết.

Việc này không chỉ giúp tăng sự đàn hồi, dẻo dai của các cơ mà còn hạn chế khả năng tổn thương đến dây thần kinh tọa khi hoạt động mạnh hay làm việc quá sức. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường đề kháng miễn dịch của cơ thể, đồng thời tăng sự chuyển hóa giúp máu đến các vị trí tổn thương nhiều hơn để tái tạo và sửa chữa những vùng bị viêm nhiễm, thương tổn. 

Có rất nhiều động tác tăng sức mạnh các cơ vùng hông mà bạn có thể sử dụng như động tác ôm gối, động tác wall-sit, động tác duỗi thẳng chân… Tùy vào tình trạng cơn đau cũng như sức khỏe hiện tại của bản thân mà bạn hãy chọn cho mình một chế độ tập luyện phù hợp. 

 Sử dụng các loại thuốc đặc trị

Nếu các biện pháp kể trên đều không mang lại hiệu quả, cơn đau tiến triển nặng nề và có xu hướng chuyển thành đau lan tỏa thì việc sử dụng các loại thuốc đặc trị là vô cùng cần thiết. Vì thuốc kháng sinh cũng có thể tồn tại những nguy cơ nên hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán mức độ bệnh và kê đơn thuốc cho phù hợp. 

Một số loại thuốc điều trị đặc hiệu thường được sử dụng cho bệnh lý đau dây thần kinh tọa là: 

  • Nhóm thuốc kháng viêm: loại thuốc này sẽ tác động vào các cơ chế gây viêm của cơ thể, từ đó là giảm phản ứng viêm, các triệu chứng sưng, đau, nóng sẽ biến mất nên người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn. 
  • Nhóm thuốc giãn cơ: triệu chứng co cứng cơ là một trong những dấu hiệu thường thấy trong đau thần kinh tọa. Loại thuốc này sẽ giảm bớt tình trạng co cơ cũng như tê liệt khi bệnh tái phát để bạn có thể hoạt động lại bình thường. 

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi “đau thần kinh tọa có nên mổ không, mổ vào lúc nào?” và một số phương pháp điều trị bệnh lý đau dây thần kinh tọa mà không cần xâm lấn. Hy vọng bài viết này sẽ có ích để bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức trong việc điều trị và phòng tránh căn bệnh này. Bên cạnh đó, nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến chủ đề xương khớp, đừng ngại ngần mà hãy liên hệ ngay với ICondom để được tư vấn và giúp đỡ tận tình. 

Xem thêm