Khi đi siêu âm, các mẹ bầu sẽ được bác sĩ cho biết chỉ số thai nhi. Chỉ số thai nhi sẽ giúp mẹ biết được tình hình phát triển của con mình. Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ giới thiệu cho mẹ bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo từng ngày, giúp mẹ an tâm hơn về sức khỏe của bé yêu nhé!
Chỉ số theo dõi sự phát triển cân nặng của thai nhi theo từng ngày
Các bác sĩ đã đưa ra sơ đồ chi tiết về các chỉ số phát triển của thai nhi theo ngày, tuần, tháng. Sơ đồ này đã liệt kê một cách chi tiết và chuẩn nhất các thông số, các chỉ số cần quan tâm khi mẹ đi siêu âm thai nhi.
Trong suốt quá trình mang thai, mỗi lần mẹ bầu đi siêu âm, ngoài những thông số về nhịp tim, chỉ số nước ối, đường kính lưỡng đỉnh,… thì có hai thông tin mẹ bầu cần phải đặc biệt quan tâm, đó là chỉ số về chiều cao và cân nặng. Dựa vào những thông tin này, bác sĩ sẽ giúp mẹ biết được bé yêu có đang phát triển bình thường hay không. Và cũng nhờ vào những thông số này, mẹ sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để bé yêu được phát triển tốt nhất.
Qua mỗi ngày, cơ thể bé lại có sự thay đổi. Vậy nên, mẹ cần theo dõi cân nặng của thai nhi thường xuyên để xem bé yêu có phát triển tốt không, so sánh với bảng chỉ số cân nặng thai nhi theo từng ngày. Nếu bé có biểu hiện khác thường, mẹ hãy lập tức đến khám nhé.
Ảnh hưởng của cân nặng thai nhi
Trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, việc theo dõi cân nặng thai nhi sẽ giúp bác sĩ hiểu hơn về tình hình của bé lúc này. Mẹ bầu cũng biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để bé không rơi vào tình trạng thiếu cân hay thừa cân. Bởi vì, dù là thiếu cân hay thừa cân thì chúng đều đem lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Tình trạng thai nhi thừa cân:
Việc thai nhi bị thừa cân, trước hết sẽ gây cản trở không nhỏ trong quá trình sinh nở, đồng thời gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có nguy cơ vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ. Thai nhi bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ: bị hạ đường huyết ( do nồng độ insulin trong cơ thể mẹ cao, sau khi sinh xong bị hạ xuống, trong khi đó, hệ thống nội tiết của em bé lại chưa kịp điều chỉnh ).
Điều này sẽ dẫn đến một loạt các hiện tượng nguy hiểm như bé sẽ bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim hay hạ thân nhiệt. Thậm chí, nếu không có chế độ bổ sung dinh dưỡng hợp lí, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì khó cứu vãn, theo đó là các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, trầm cảm, ung thư,…
Tình trạng thai nhi thiếu cân
Tình trạng thai nhi nhẹ cân cũng nguy hiểm không kém so với thai nhi bị thừa cân. Nếu tình trạng này kéo dài, khi chào đời, em bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Bên cạnh đó, vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất kém nên bé dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhẹ cân có khả năng cao bị giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.
Vậy nên, mẹ có thể thấy, việc quan tâm đến chỉ số cân nặng của bé yêu là điều rất cần thiết. Để phòng tránh những nguy cơ gây hại đến bé yêu, mẹ hãy theo dõi chỉ số cân nặng của thai nhi theo từng ngày nhé!
Be the first to write a comment.