5/5 - (1 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý xương khớp thường thấy nhất trong xã hội hiện nay. Vậy bệnh lý viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Bệnh lý này có thể dẫn đến những hậu quả gì? Cùng ICondom tìm hiểu ngay các nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách chữa trị hợp lý cho căn bệnh này. 

Một số thông tin tổng quan cần biết về viêm khớp dạng thấp

Trước khi tìm hiểu các thông tin để trả lời cho câu hỏi “viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?” thì Medici sẽ gửi đến bạn một điều quan trọng cần biết về căn bệnh này. Viêm khớp dạng thấp được nhận định là một bệnh lý mạn tĩnh kéo dài, gây ra do các phản ứng tự miễn của cơ thể. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này vô cùng đa dạng, có thể xảy ra do gen di truyền, môi trường sống và sinh hoạt, tình trạng cơ thể hoặc các yếu tố bên ngoài, kết quả dẫn đến các phản ứng quá mẫn type 3 làm lắng đọng phức hợp miễn dịch ở các khớp gây sưng và viêm, cuối cùng dẫn đến căn bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Các triệu chứng thường thấy của viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng, đỏ xuất hiện chủ yếu ở các khớp bàn tay, khớp bàn chân, các khớp ở phần lưng và khớp ở đầu gối. Đôi khi, các phản ứng viêm này cũng có thể lan tỏa ra nhiều cơ quan khác như mắt, phổi, tim… nhưng tần suất gặp ít hơn. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có thể xảy ra co cứng khớp dẫn đến không thể hoạt động được, thậm chí viêm khớp kéo dài còn dẫn đến suy nhược cơ thể và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Là một bệnh lý mãn tính, viêm khớp dạng thấp không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Một khi đã bị thì người bệnh phải chấp nhận chung sống với nó trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời. Việc điều trị chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh cũng như ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chính vì vậy, việc nhận định được mức độ nặng nề của bệnh để có các biện pháp hạn chế và ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng là việc vô cùng cần thiết. 

Bệnh lý viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính kéo dài, lại có khả năng làm vùng viêm lan rộng đến các cơ quan khác nhau nên có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy, viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là . Dưới đây, ICondom sẽ gửi đến bạn một số thông tin về triệu chứng cụ thể của bệnh cũng như các biến chứng nguy hiểm đối với cơ thể của bệnh nhân. 

Các triệu chứng cụ thể của bệnh

Viêm khớp dạng thấp khá đa dạng về triệu chứng và các dấu hiệu nhận biết, tùy vào từng nguyên nhân cũng như cơ chế gây bệnh. Trong đó, có thể kể đến một số hậu quả thường thấy như: 

  • Cảm giác sưng đau, có tính chất đối xứng và lan tỏa ở nhiều vị trí khác nhau như khớp ngón tay, khớp ngón chân, khớp gối… Nếu viêm khớp dạng thấp đi kèm viêm đốt sống cổ thì sẽ là dấu hiệu báo trước cho một thể bệnh nặng. Cơn đau có thể kéo dài suốt đêm đến sáng và không có dấu hiệu thuyên giảm dù người bệnh đã nghỉ ngơi. 
  • Có thể xuất hiện cơn co cứng khớp khiến bệnh nhân không thể hoạt động được cơ quan bị tổn thương. Thông thường, cơn co cứng này sẽ kéo dài trên một giờ đồng hồ. 
  • Nếu bệnh kéo dài quá lâu sẽ rất dễ dẫn đến khớp bị phá hủy nặng nề, các bộ phận liên quan như sụn khớp, gân, dây chằng xung quanh cũng bị ảnh hưởng từ đó gây ra trật khớp, dính khớp, biến dạng các cơ quan vận động, thậm chí là tiền đề dẫn đến tàn phế. 

Các biến chứng nghiêm trọng khác

Không chỉ ảnh hưởng đến việc đi đứng và sinh hoạt hàng ngày, viêm khớp dạng thấp còn là nguyên nhân của rất nhiều biến chứng lan tỏa tại các cơ quan nội tạng khác, điển hình là một số vị trí dưới đây:

  • Biến chứng ở mắt: các bệnh lý về mắt như đau mắt đỏ hay khô mắt thường có tỉ lệ xảy ra cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Nếu tiên lượng nặng còn có thể khiến củng mạc bị viêm hoặc nhuyễn. 
  • Biến chứng ở phổi: viêm khớp dạng thấp lan tỏa sẽ dẫn đến viêm ở nhiều bộ phận khác nhau của phổi như viêm màng phổi, viêm phổi xuất hiện ở các thể bệnh nặng, viêm khớp giáp – nhẫn, viêm phế quản… là tiền đề của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như xơ phổi kẽ lan tỏa hay tắc nghẽn đường hô hấp. 
  • Biến chứng ở tim mạch: bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ có tỷ lệ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch cao hơn người bình thường, điển hình có thể kể đến như viêm màng tim, hở van tim, suy tim…
  • Biến chứng về thần kinh: thông thường, các biến chứng về thần kinh sẽ ít gặp hơn cả. Tuy vậy, nếu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biểu hiện viêm cột sống, viêm đốt sống cổ hay các triệu chứng mất thăng bằng thì đó là một dấu hiệu điển hình của thể bệnh nặng. 
  • Biến chứng về mạch máu: lòng mạch máu chít hẹp dẫn đến tăng tốc độ máu lắng, tăng hàm lượng tiểu cầu và bạch cầu là một trong các triệu chứng hay gặp. Tình trạng này có thể dẫn đến thiếu máu đến các cơ quan hoặc nhiều hậu quả nghiêm trọng khác đối với cơ thể.

Có thể thấy, viêm khớp dạng thấp nếu không có các biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nghiêm trọng và các hậu quả không thể lường trước. Ngoài ra, với tính chất kéo dài dai dẳng của bệnh thì càng phải chú ý hơn đến các phương pháp điều trị để ngăn bệnh tiến triển nặng nề, hạn chế viêm lan tỏa sang các cơ quan kế cận. 

Hướng điều trị hợp lý dành cho căn bệnh viêm khớp dạng thấp

Bên cạnh thắc mắc bệnh lý viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không thì các câu hỏi về phương pháp điều trị căn bệnh này cũng vô cùng phổ biến. Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh cũng như đề phòng nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh và thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày sao cho hợp lý. 

Phương pháp điều trị bằng kê đơn

Hiện nay, bệnh lý viêm khớp dạng thấp được chia thành 3 thể, bao gồm: thể bệnh nhẹ, thể bệnh trung bình và thể bệnh nặng. Mỗi tiên lượng bệnh khác nhau sẽ có các phương pháp riêng để điều trị cho hợp lý. Do đó, nếu cảm thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kê thuốc sao cho phù hợp.

 Đối với thể bệnh nhẹ

Thể bệnh nhẹ thì biểu hiện triệu chứng nhẹ nhàng, các cơn đau không quá dài và cũng chỉ xảy ra trong một vài tình huống đặc thù. Vì vậy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường, kết hợp chế độ tập luyện, dinh dưỡng và phương pháp điều trị vật lý sẽ giúp các triệu chứng của bệnh trở nên nhẹ nhàng hơn. 

Đối với thể bệnh trung bình

Đặc trưng của thể bệnh trung bình là có nhiều khớp bị tổn thương hơn, cơn đau thường kéo dài và người bệnh khó sinh hoạt bình thường khi cơn đau kéo đến. Vì vậy, cần sử dụng một số loại thuốc kháng viêm Non – Steroid hoặc Corticoid tùy vào nhận định của bác sĩ về tiên lượng bệnh, đồng thời kết hợp các biện pháp điều trị vật lý để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng. 

Đối với thể bệnh nặng

Bệnh nhân tiên lượng nặng thường không thể vận động được mỗi khi cơn đau tới, thậm chí đã có những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp hay các vùng viêm lan tỏa tại nhiều cơ quan khác nhau. Tùy vào mức độ của từng người mà bác sĩ sẽ có biện pháp phẫu thuật để chỉnh sửa và thay thế các khớp bị phá hủy hoặc kê đơn phù hợp, sử dụng các loại thuốc nặng đô như Corticoid liều cao, Penicillin, Methotrexate… để người bệnh có thể tiếp tục sinh hoạt và hạn chế sự phát triển lan rộng thêm của bệnh. 

Phương pháp hạn chế sự phát triển của bệnh

Đối với một bệnh lý mãn tính kéo dài như viêm khớp dạng thấp thì các biện pháp phòng bệnh sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều. Vì vậy, dù bạn chưa bị bệnh hay đã mắc bệnh, hãy áp dụng các biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của bản thân để ngăn chặn cũng như hạn chế sự phát triển nặng nề của bệnh: 

  • Chú ý về tư thế đi đứng, làm việc và học bài để tránh thương tổn liên quan đến xương khớp nói chung. 
  • Tránh một số động tác dễ làm khô và cứng khớp như bẻ tay hay các tác động mạnh đến khớp để giữ cho các khớp luôn được dẻo dai và bền bỉ. Đối với người bệnh thì những điều này là vô cùng quan trọng để tránh các cơn đau có thể bùng phát và kéo dài. 
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin D trong bữa ăn hàng ngày. Vitamin D là một hoạt chất giúp xương chắc khỏe và tăng độ đàn hồi, dẻo dai cho các vùng dây chằng ở khớp. 
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc và rèn luyện thể dục thường xuyên. Các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không nên lựa chọn những bài tập nặng hoặc tác động nhiều đến khớp mà chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. 
  • Tránh các cảm giác căng thẳng và lo lắng vì việc này sẽ dễ khiến cho cơn đau trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, các biện pháp giảm đau khi bệnh trái phát là vô cùng quan trọng để giữ cho cảm xúc của bệnh nhân được ổn định. 

Trên đây là một số thông tin quan trọng để trả lời cho câu hỏi bệnh lý viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm hay không? Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm để ngăn ngừa tác hại của căn bệnh mãn tính dai dẳng này. Ngoài ra, nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc liên quan đến lĩnh vực xương khớp, bạn có thể liên hệ ngay với ICondom để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa chất lượng tư vấn và giải đáp tất cả.

Xem thêm