5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay, bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng trẻ hóa, do đó gây ra nhiều trăn trở cho người bệnh về việc “thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không”? Hôm nay, ICondom sẽ giải đáp câu hỏi này và cung cấp nhiều thông tin liên quan khác, mời bạn đọc theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm là gì? Có dấu hiệu rõ ràng không?

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thông thường cột sống của con người là các “mắt xích” nối nhau đều đặn, xen kẽ gồm đốt sống và đĩa đệm, tuy nhiên do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân mà phần đĩa đệm sẽ bị rách và trượt khỏi vị trí ban đầu, làm chất nhầy bên trong thoát ra chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Có nhiều loại thoát vị đĩa đệm, chúng được phân ra dựa theo vị trí các đốt sống, các thoát vị thường gặp nhất là:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ: (Phần đốt sống cổ được ký hiệu là C) C2C3, C3C4, C4C5, C5C6, C6C7.
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: (Phần đốt sống lưng ký hiệu là L) L1L2, L2L3, L3L4, L4L5, L5S1 (Phần đốt sống cùng ký hiệu là S).

Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm

Tùy vào các vị trí thoát vị mà có biển hiện bệnh sẽ khác nhau. Nhưng chung quy đều do khối thoát vị chèn ép lên các dây thần kinh lân cận, do đó đều gây ra các cơn đau và biểu hiện điển hình như:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ:
  • Đau nhức và tê bì vùng cổ, vai gáy kèm theo cứng cổ mỗi khi ngủ dậy.
  • Gặp nhiều khó khăn khi vận động ở cổ, cánh tay và vai do đau, các bộ phần này cũng hoạt động kém linh hoạt hơn.
  • Cơn đau xảy ra thường xuyên, đôi khi có ngắt quãng, nhiều người còn bị đau lan ra 2 bả vai, đầu và chóng mặt.
  • Thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
  • Đau phần thắt lưng đột ngột, đặc biệt khi ngồi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh thì các cơn đau càng trở nên dữ dội hơn.
  • Tay chân thường xuyên bị tê bì, yếu ớt trong vận động, gặp nhiều khó khăn khi cúi gập người.
  • Từ đau thắt lưng, các cơn đau dần chuyển qua ngực, dọc liên sườn và kèm theo đau thần kinh tọa, gây nhiều mệt mỏi cho người bệnh.

Nguyên nhân nào gây ra thoát vị đĩa đệm?

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Do thói quen sinh hoạt: Nhiều người có thói quen ngồi sai tư thế khi học tập và làm việc hoặc đứng, ngồi quá lâu. Điều này không tốt cho cột sống của bạn, lâu dài gây thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, lười tập thể dục cũng là một trong số các nguyên nhân gây bệnh.
  • Do tính chất công việc: Người thường xuyên làm công việc nặng nhọc, hay bưng bê đồ vật có trọng lượng lớn, gây nhiều áp lực cho cột sống trong một thời gian dài dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Do tuổi tác: Những người lớn tuổi thường có xu hướng dễ bị thoát vị đĩa đệm, nguyên nhân đều là do cột sống bị lão hóa.

Do các chấn thương: Tai nạn giao thông hoặc bị một lực tác động mạnh vào phần cột sống đều có thể làm đĩa đệm văng khỏi vị trí ban đầu

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không?

Thực chất thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tuy nhiên chất lượng cuộc “yêu” sẽ bị nhiều ảnh hưởng do khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh làm cơn đau ập đến trong lúc vận động, gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh. Đối với từng giới sẽ có những phiền toái riêng, cụ thể là:

 Đối với nam giới

Như bạn đã biết, khi nam giới bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm giảm chất lượng và mất chủ động trong cuộc “yêu”. Tuy nhiên việc mắc bệnh này không gây ảnh hưởng cho chất lượng của tinh trùng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

Một số lời khuyên cho phái mạnh là nên chọn các tư thế nhẹ nhàng khi “yêu”, vừa không gây nhiều áp lực mạnh lên cột sống vừa duy trì cuộc “yêu” đều đặn, nhằm thỏa mãn nhu cầu và tăng cơ hội thụ thai cho bạn tình.

Đối với nữ giới

Nếu đối với phái mạnh thoát vị đĩa đệm chỉ gây trở ngại khi “yêu” thì đối với phái yếu không những chỉ là vậy, mà bệnh còn gây nhiều ảnh hưởng trong quá trình mang thai và sau sinh, mặc dù bệnh không làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng và khả năng sinh sản.

  • Trong quá trình mang thai: Tuy bệnh thoát vị đĩa đệm không làm cản trở quá trình phát triển bình thường của thai nhi, nhưng việc tăng cân qua các chu kỳ sẽ là một gánh nặng mới cho cột sống. Các cơn đau sẽ đến với tần suất nhiều hơn bình thường, càng về cuối thai kỳ cường độ đau càng tăng lên.

Sau khi sinh: Đối với người bình thường, việc mang thai cũng đã gây áp lực lớn lên cột sống, làm mẹ bầu đau lưng khi nằm, ngồi. Thì với người bệnh thoát vị đĩa đệm càng gây nhiều đau đớn, không những vậy, sau khi sinh xong phần cột sống cũng có nguy cơ thoái hóa nặng hơn lúc ban đầu. Do đó trước mang thai, người mẹ nên chuẩn bị sức khỏe tốt vì trong chu kỳ không thể sử dụng được các thuốc điều trị.

 Cách khắc phục triệu chứng thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Khi mang thai người mẹ không thể sử dụng các loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm, do đó các phương pháp dưới đây sẽ hỗ trợ mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm đi cường độ của các cơn đau:

  • Tập vật lý trị liệu: Đây không những là việc nên làm khi mang thai mà trước và sau sinh người bệnh cũng nên tập luyện, điều này sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
  • Chườm nóng: Việc chườm nóng lên khu vực đau sẽ làm thư giãn các cơ, mạch máu và dây thần kinh ở khu vực này, từ đó giúp giảm đau đáng kể.
  • Massage: Dùng tay massage nhẹ nhàng khu vực đau sẽ làm giãn phần cơ bị co cứng, xoa dịu tổn thương và mẹ bầu cũng được thư giãn hơn.
  • Ăn uống đủ chất: Khi mang thai mẹ bầu luôn cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh, ngoài ra cũng giúp bổ sung đủ các chất cần thiết cho xương khớp và cột sống để chống lại bệnh.
  • Thường xuyên nghỉ ngơi: Mẹ bầu cần nghỉ ngơi thường xuyên, tránh vận động gập, cúi người nhiều và xách vật nặng, điều này sẽ gây đau đớn và mất sức.

Mong rằng các thông tin từ Medici đã giải đáp được câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản không”? và một số giải pháp cho mẹ bầu giảm các cơn đau do thoát vị đĩa đệm. ICondom chúc bạn luôn vui khỏe nhé!

Xem thêm