Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến, đây là tình trạng rối loạn tự miễn và tiến triển theo từng giai đoạn. Vậy, viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn và mức độ nguy hiểm của từng giai đoạn ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ICondom để có câu trả lời nhé!
Viêm khớp dạng thấp: Khái quát những kiến thức liên quan
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng rối loạn tự miễn trong cơ thể, xảy ra khi các mô chính trong cơ thể bị tấn công nhầm bởi hệ thống miễn dịch.
Khi bị viêm khớp dạng thấp, niêm mạc khớp của người bệnh sẽ tổn thương, gây sưng và đau nhức, dẫn đến xói mòn xương. Từ đó, làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh như viết, mặc quần áo, mang vác đồ vật,… Đặc biệt, khi bị viêm khớp gối, mắt cá, khớp bàn chân thì quá trình di chuyển trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Đối với bệnh này, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề. Chính bởi vậy, người bệnh cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Viêm khớp dạng thấp xuất phát từ lý do nào?
Lớp màng của màng bao quanh khớp bị tấn công và tổn thương bởi hệ thống miễn dịch, điều này sẽ dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, bên cạnh đó sụn và xương bên trong khớp cũng bị phá huỷ trầm trọng. Ngoài ra, còn gây ra tình trạng biến dạng khớp và mất tính liên kết do gân và dây chằng giữ các khớp với nhau bị suy yếu.
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp về nguyên nhân chính xác gây ra viêm khớp dạng thấp dẫn đến rối loạn miễn dịch này. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, yếu tố di truyền là nguyên nhân gây ra bệnh. Mặc dù gen của bạn không gây bệnh, nhưng chúng lại là nguyên nhân khiến bạn nhạy cảm với các yếu tố môi trường như nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây bệnh – những tác nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở những đối tượng nào?
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở những đối tượng sau:
- Giới tính nữ: Thực tế cho thấy, so với nam giới, nữ giới thường dễ mắc viêm khớp dạng thấp.
- Độ tuổi: Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, viêm khớp dạng thấp xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau.
- Di truyền: Người thân có tiền sử viêm khớp dạng thấp thì tỉ lệ di truyền sang con cái là rất cao.
- Hút thuốc lá: Những người có thói quen hút thuốc lá thường dễ mắc bệnh này.
- Thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại: Amiăng hoặc silica là những chất phơi nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Thừa cân, béo phì: Nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp ở những người thừa cân, béo phì là rất cao.
Viêm khớp dạng thấp: Có mấy giai đoạn và mức độ nguy hiểm theo từng giai đoạn?
Viêm khớp dạng thấp được xem là bệnh lý mãn tính. Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những triệu chứng và mức độ nguy hiểm nhất định. Cụ thể:
Giai đoạn 1
Khớp bị đau và cứng, vùng khớp bị viêm sưng đỏ là những biểu hiện mà người bệnh thường gặp trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các mô trong khớp sưng lên do tình trạng viêm bên trong khớp gây nên. Giai đoạn 1 không gây tổn thương đến xương, nhưng chúng lại ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp, dẫn đến tình trạng bao hoạt dịch bị viêm.
Giai đoạn 2
Trong giai đoạn này, bao hoạt dịch trở nên viêm nặng, khiến sụn khớp bị tổn thương trầm trọng. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3, cả xương và sụn đều bị tổn thương. Bên cạnh đó, lớp sụn ở xương bị mòn, xương cọ xát vào nhau sẽ khiến người bệnh bị sưng đau nhiều hơn. Thậm chí, tình trạng này còn dẫn đến yếu cơ và khả năng vận động của người bệnh mất hoàn toàn. Ở giai đoạn này, tình trạng đã bệnh chuyển biến nặng.
Giai đoạn 4
Đối với những bệnh nhân ở trong giai đoạn này sẽ có cảm giác khớp bị cứng, sưng, đau và mất hoàn toàn khả năng vận động. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hỏng khớp và gây ra chứng dính khớp.
Chính bởi sự nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần chủ động trong việc phát hiện các dấu hiệu và có phương pháp điều trị kịp thời, để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Ngược lại, nếu không kịp thời điều trị, người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng sau:
- Loãng xương: Nguy cơ bị loãng xương là rất cao nếu người bệnh không chữa trị kịp thời. Lúc này, xương bị suy yếu và rất giòn, có thể gãy bất cứ lúc nào.
- Miệng và mắt bị khô: Lúc này, người bệnh rất dễ mắc hội chứng sjogren (là một bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ, tuyến nước bọt), dẫn đến độ ẩm trong mắt và miệng bị suy giảm.
- Bị nhiễm trùng: Viêm khớp dạng thấp nếu không điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gây nhiễm trùng.
- Các bệnh về tim mạch: Viêm khớp dạng thấp có thể làm tắc nghẽn động mạch và viêm túi bao quanh tim, từ đó gây ra các bệnh tim mạch.
- Bị bệnh phổi: Khi mắc bệnh này, nguy cơ cao người bệnh sẽ bị viêm phổi và sẹo mô phổi, gây ra tình trạng khó thở.
- Bên cạnh đó, nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ dễ mắc ung thư hạch.
Phương pháp điều trị bệnh theo từng giai đoạn mà bạn không nên bỏ qua
Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo từng giai đoạn mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 1
Lúc này, người bệnh cần kiểm soát tốt phản ứng viêm để ngăn ngừa tình trạng tổn thương khớp. Người bệnh có thể kiểm soát bằng cách:
- Sử dụng thuốc kê toa, bao gồm: Thuốc steroid liều thấp, thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD), thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID).
- Tạo dựng thói quen sống lành mạnh như: hạn chế hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên,…
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 2
Đây là giai đoạn tiến triển của viêm khớp dạng thấp. Lúc này, người bệnh cảm thấy uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc thường ngày. Đối với giai đoạn này, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc sau:
- Kết hợp nhiều loại thuốc thuộc nhóm DMARD như methotrexate với sulfasalazine và hydroxychloroquine.
- Kê toa các thuốc DMARD sinh học như certolizumab pegol, etanercept,…
- Dùng thuốc ức chế Janus Kinase (JAK) (baricitinib, tofacitinib hoặc upadacitinib).
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiêm steroid nếu tình trạng viêm trở nặng để giảm đau. Sau đó, người bệnh có tiếp tục kết hợp điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu và luyện tập thể dục thường xuyên.
Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp giai đoạn 3 và 4
Khi bệnh chuyển qua giai đoạn 3 và 4 thì có nghĩa tình trạng viêm đã trở nặng. Lúc này, để tình trạng viêm được kiểm soát tốt, người bệnh cần kết hợp sử dụng nhiều loại thuốc sinh học hoặc thuốc ức chế TNF. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị thích hợp cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả cho người bệnh. Người bệnh có thể tìm hiểu các loại phẫu thuật sau:
- Thay khớp.
- Hàn cứng khớp.
- Sửa gân.
- Phẫu thuật chỉnh trục.
Viêm khớp dạng thấp: Những lưu ý trong quá trình điều trị mà người bệnh cần biết
Bên cạnh các phương pháp điều trị nói trên, để tình trạng bệnh được cải thiện cho hiệu quả cao, người bệnh cũng nên tham khảo và áp dụng các biện pháp sau:
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá
Trên thực tế, những người có thói quen hút thuốc lá đều dễ mắc viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, thuốc lá còn làm kích thích sự tiến triển các triệu chứng của bệnh. Cho nên, để hạn chế xảy ra hậu quả xấu và khiến tình trạng bệnh trở nặng, người bệnh cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá sớm nhất có thể.
Kiểm soát và điều chỉnh cân nặng
Người bệnh có thể kiểm soát và điều chỉnh cân nặng bằng cách:
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là xương khớp: Người bệnh nên bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, các loại rau xanh, cá ngừ, cá hồi,…
- Kết hợp các bài tập thể dục: Bạn cần kết hợp các bài tập mạnh như squat, cầu lông,… với các bài tập có cường độ nhẹ như bơi lội, đạp xe,… Việc duy trì đều đặn luyện tập thể dục sẽ giúp giảm đau và cứng khớp. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng, người bệnh không nên tập các bài có cường độ mạnh, điều này sẽ làm cơn đau nặng hơn.
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ô nhiễm môi trường
Người bệnh nên tránh xa các chất gây ô nhiễm môi trường như amiăng và silica. Bên cạnh đó, bạn cần mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các hoá chất độc hại.
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: “Viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn”. Hy vọng rằng, bạn đọc sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, nhằm ngăn ngừa và hạn chế xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Xem thêm
Be the first to write a comment.