Khi mang thai, bà bầu cần bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất để mẹ khỏe, thai nhi phát triển tốt và sắt là một trong các chất quan trọng cần bổ sung. Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là hợp lý? Có thể bổ sung sắt bằng những hình thức nào? ICondom sẽ cung cấp các thông về vấn đề này qua bài viết sau, mời bạn đọc tham khảo nhé!
Sắt cần cho bà bầu như thế nào?
Khi mang thai, lượng máu cần thiết tăng rất cao để đáp ứng cho các nhu cầu như: Cung cấp đủ lượng máu nuôi cơ thể mẹ, cung cấp máu nuôi thai nhi và bù lượng máu bị mất cho người mẹ trong khi sinh con.
Sắt có có rất nhiều tác dụng cho cơ thể, đây là thành phần quan để sản xuất hồng cầu cần thiết cho cơ thể. Thành phần này còn giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân có hại như vi khuẩn, khói bụi,… xâm nhập gây hại cho sức khỏe.
Riêng với người mang bầu, bổ sung sắt đầy đủ sẽ giúp mẹ và thai nhi duy trì khỏe mạnh trong suốt thai kì. Mẹ bầu sẽ phòng ngừa được những vấn đề nguy hiểm như sảy thai, sinh non, băng huyết,… khi bổ sung đủ lượng chất sắt cần thiết.
Tác hại khi thiếu sắt là gì?
Nhận dạng thiếu sắt ở người mang bầu
Mẹ bầu thiếu sắt sẽ có các triệu chứng sau đây:
- Cơ thể thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, tập trung kém.
- Khi thay đổi tư thế đột ngột thường bị chóng mặt, hoa mắt và có thể bị ngất.
- Da không khỏe, xanh xao và tái nhợt.
- Khu vực lòng bàn tay, niêm mạc mắt, miệng kém hồng hào.
- Chịu lạnh kém hơn bình thường, do đó rất dễ bị nhiễm bệnh.
- Khi hoạt động quá sức thường dẫn đến tình trạng khó thở.
Tác hại của thiếu chất sắt khi mang bầu
- Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, gây ảnh hưởng không tốt cho cả mẹ và thai nhi.
- Thiếu máu khiến cơ thể không khỏe mạnh, dễ bị té ngã, rất nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.
- Thiếu máu gây suy duy dưỡng cho thai nhi, dẫn đến con sinh ra không phát triển tốt cả về chiều cao lẫn cân nặng. Ngoài ra, việc này còn ảnh hưởng đến cả trí tuệ và tầm vóc khi trẻ trưởng thành.
- Thiếu máu trong thai kì khiến nguy cơ thiếu máu và mắc bệnh tim mạch ở trẻ sinh ra cao hơn bình thường.
Bổ sung sắt cho bà bầu theo từng giai đoạn như thế nào?
Bổ sung chất sắt cho bà bầu được chia làm 3 giai đoạn là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì. Ngoài ra, trước khi có ý định mang bầu, bạn cũng nên bổ sung thêm sắt, cụ thể như sau:
Bổ sung sắt khi có ý định mang bầu
Trước khi có ý định mang bầu, bạn nên bổ sung thêm sắt cho cơ thể trước đó từ 2 – 3 tháng. Việc này bù vào lượng máu trong kì kinh nguyệt và cũng dự trữ lượng sắt cần thiết chuẩn bị cho việc mang bầu.
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất để tăng khả năng thụ thai tự nhiên và tránh dị tật ở thai nhi. Bạn nên bổ sung 30mg sắt mỗi ngày khi chuẩn bị mang bầu.
Bổ sung sắt ở 3 tháng đầu thai kì
Trong 3 tháng đầu thai kì là thời gian hình thành tế bào phôi tạo thành bào thai và lúc này thai nhi lớn lên rất nhanh. Do đó, bạn cần bổ sung đầy đủ lượng sắt để hỗ trợ tốt cho quá trình này. Lượng sắt cần thiết bổ sung trong 3 tháng đầu là 50mg mỗi ngày.
Bổ sung sắt 3 tháng giữa thai kì và cuối thai kì
Trong 3 tháng giữa thai kì, thai nhi phát triển rất mạnh mẽ, các bộ phận như tim, gan, phổi cũng từng bước hoàn thiện. Cân nặng của thai nhi trong giai đoạn này cũng tăng nhanh hơn.
Do đó lượng máu cần sản xuất trong thời gian phải tăng thêm 20% và tăng thêm 50% về cuối thai kì mới đủ khả năng đáp ứng cho thai nhi phát triển. Bạn phải bổ sung 60mg sắt mỗi ngày, đều đặn đến lúc sinh mới đủ đáp ứng cho cơ thể.
Những cách bổ sung sắt cho bà bầu
Bạn có thể bổ sung sắt cho bà bầu qua thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung sắt được bày bán trên thị trường.
Bổ sung sắt từ thực phẩm
Bạn có thể bổ sung sắt cho bà bầu qua các nguồn thực phẩm sau:
- Gan động vật: Gan bò, gan lợn, gan ngỗng, …
- Các loại rau xanh: Rau chân vịt, bông cải xanh,…
- Các loại thịt gia súc, gia cầm: Thịt gà, thịt bò, …
- Thủy, hải sản: Nghêu, sò, ốc…
Bổ sung chất sắt qua các loại thực phẩm trên thị trường
Phân loại:
- Theo hóa trị sắt gồm sắt II và sắt III: Sắt II có giá thành thấp hơn sắt III, dễ gây tác dụng phụ hơn nhưng giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn.
- Theo nguồn gốc gồm sắt vô cơ và sắt hữu cơ: Sắt vô cơ khiến đường ruột khó hấp thụ hơn. Đồng thời cũng gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể nếu tích tụ quá nhiều. Sắt hữu cơ được xem là lựa chọn tốt hơn khi cơ thể dễ hấp thụ, không gây tác dụng phụ và phần thừa cũng được loại bỏ ra ngoài dễ dàng hơn.
Dạng bổ sung:
- Sắt dạng nước: Được cơ thể hấp thụ rất tốt nhưng đổi lại rất khó uống do vị tanh nặng. Ngoài ra, giá thành của sắt dạng này cũng rất cao.
- Sắt dạng viên: Sắt dạng này dễ uống hơn vì ít tanh và có giá thành cũng rẻ hơn. Tuy nhiên sắt dạng viên khó hấp thụ vào cơ thể hơn và gây nóng cơ thể hơn dạng nước.
Tác dụng phụ khi bổ sung sắt cho bà bầu
Cơ thể bà bầu rất nhạy cảm do đó dễ phản ứng lại với sắt hay bổ sung sắt quá liều lượng cũng sẽ gây các tác dụng phụ cho cơ thể như:
- Gây nổi mụn, táo bón do nóng trong người.
- Đi vệ sinh ra phân xanh hoặc đen.
- Có cảm giác chán ăn và buồn nôn kéo dài.
- Gây co thắt dạ dày, đồng thời gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Gây các phản ứng dị ứng cho cơ thể như nổi mề đay, khó thở, phát ban,…
Để hạn chế các tác dụng phụ này, bà bầu chỉ nên dùng đủ liều lượng mỗi ngày. Ngoài ra, hãy ưu tiên chọn lựa những loại sắt mà cơ thể dễ hấp thu để có thể phòng tránh các tác dụng phụ hiệu quả.
Bên trên là những thông tin về vấn đề bổ sung sắt cho bà bầu mà ICondom muốn chia sẻ đến bạn đọc. Sắt là thành phần rất cần thiết cho phụ nữ trong thời gian mang bầu và ảnh hưởng đến cả sức khỏe thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ thành phần này trong suốt thời gian thai kì để mẹ khỏe, con phát triển tốt nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.