Trong một vài năm trở lại đây các mẹ truyền tai nhau phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khoa học, rèn luyện tính tự giác khi ăn cho trẻ. Hiểu rõ về ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp các mẹ áp dụng linh hoạt hơn.
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm mới, trẻ làm quen với thức ăn thô kích thích trẻ ăn uống, chế độ dinh dưỡng đầy đủ của trẻ, kích thích hệ tiêu hóa của trẻ tốt nhất.
Ăn dặm kiểu Nhật được rất nhiều bà mẹ Việt áp dụng
Ăn dặm kiểu Nhật có tốt không?
Đây là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ, đặc biệt với những bà mẹ trẻ nuôi con lần đầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn dặm theo kiểu Nhật có ưu điểm hơn so so với ăn dặm truyền thống.
Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé dễ dàng làm quen với mùi vị đa dạng của thức ăn và khả năng phát triển vị giác, tập nhai nhanh hơn. Bé 1 tuổi đã có thể
Ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp trẻ tìm được niềm vui và tự giác, kỉ luật trong ăn uống sớm hơn và ăn theo nhu cầu của bản thân. Ngay từ khi trẻ 5-6 tháng tuôi đến 15-20 tháng tuổi đều có thể tự ngồi một mình trên ghế và ăn uống, tự bốc đồ ăn, xúc thìa ngon lành mà không cần bố mẹ ngồi bên dỗ dành hoặc ép ăn.
Nhờ có sự phối hợp của các loại thực phẩm khác nhau sẽ tạo ra một thực đơn đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất của trẻ.
Ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ tiếp xúc, làm quen sớm với thức ăn thô để tập nhai, chỉ hơn 1 tuổi sẽ có thể tự ăn uống khéo léo, không ngậm cơm như ăn dặm truyền thống.
Khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ chế biến riêng từng món mà không nấu lẫn lộn giữa rau, cháo, thịt. Bé nhận diện dễ dàng mùi vị từng món, mẹ nhận diện được những món không hợp với đường ruột của trẻ, dị ứng để điều chỉnh sự an toàn.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ ít muối, cực tốt cho thận và hệ bài tiết của trẻ. Các chuyên gia đều tính toán rất khoa học, đầy đủ hàm lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé phát triển toàn diện hơn, cơ thể có sức đề kháng tốt. Để với mẹ nuôi con không phải là cuộc chiến, quá trình ăn uống lạc quan hơn rất nhiều. Mỗi bữa ăn chỉ kéo dài tối đa 20 phút, gia đình không phải mệt mỏi dỗ dành trẻ ăn.
6 nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần nhớ
Để ăn dặm kiểu Nhật không thất bại và có hiệu quả thì các mẹ hãy ghi nhớ những nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật dưới đây:
Tuyệt đối không dùng bột gạo xay từ gạo mà nên dùng bột từ ngũ cốc, mì được làm từ lúa mạch để chế biến món ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Ngay từ ban đầu tập ăn dặm cho trẻ, cần cố gắng để bé ăn riêng từng món ăn, không nên trộn các thức ăn với nhau để trẻ có thể làm quen với mùi vị, màu sắc từng loại, kích thích vị giác của trẻ sớm.
Nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, rau, củ quả, không nên để trẻ ăn thực phẩm dễ bị dị ứng, khó tiêu vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.
Trong khi cho trẻ tập ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ hãy tạo môi trường ăn cho trẻ phù hợp, yên tĩnh. Tuyệt đối không bật tivi, không để trẻ chạy lung tung, không ép trẻ ăn.
Tập thói quen để trẻ ăn tự động, chủ động trong ăn uống để trẻ hình thành thói quen tốt, ngoan ngoãn trong khi ăn uống.
Điều cuối cùng mẹ phải đặc biệt kiên nhẫn và chuẩn bị tâm lý khi cho trẻ ăn, không nên đặt áp lực quá lớn về tâm lý, cân nặng của con.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật phù hợp nhất với tuổi của trẻ
Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi: Giai đoạn tập nuốt
Đây là giai đoạn đầu tiên để trẻ làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Lúc này, mẹ nên cho trẻ ăn cháo loãng, xay nhuyễn trong suốt tuần đầu tiên, bé làm quen với thức ăn. Trong giai đoạn đầu lượng thức ăn mẹ nên cho bé ăn như sau:
Trong 2 ngày đầu tiên cho trẻ ăn 1 muỗng (5ml)
Trong 3 ngày tiếp theo cho trẻ ăn 2 muỗng (10ml)
Trong 3 ngày kế tiếp nữa cho trẻ ăn 3 muỗng (15ml)
Tiếp theo đến tuần thứ 2 khi ăn dặm mẹ hãy để bé làm quen với rau củ quả dễ tiêu hóa. Giai đoạn này nên cho trẻ ăn dung dịch loãng và không được cho thêm gia vị. Nếu trẻ không thích, ngoảnh đi không ăn hoặc không nuốt thì mẹ không ép, ngưng ăn vài ngày, sau đó thử lại.
Trong giai đoạn này nên ăn thực phẩm sau:
Tinh bột bao gồm cháo loãng, khoai tây hoặc khoai lang, hấp, xay nhuyễn với nước ấm.
Rau quả gồm có cà rốt, chuối, cải bó xôi, bí đỏ, củ cải.
Chất đạm có trong thực phẩm loại cá, trứng và đậu hũ.
Một bữa ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi được mẹ 9X chuẩn bị
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi: trẻ nhai trệu trạo
Trong độ tuổi này, nên để trẻ ăn 2 bữa mỗi ngày, sáng và tối. Cho trẻ ăn thức ăn đặc hơn. Lượng thức ăn để trẻ có thể ăn khoảng 50g cháo, 20g rau và hoa quả, 30g thức ăn.
Thực phẩm cho bé ăn trong giai đoạn này vẫn gồm 3 nhóm: tinh bột, rau quả và chất đạm như giai đoạn trước. Mẹ nên chú ý đến việc giúp bé làm quen với vị thức ăn. Bên cạnh cháo, thức ăn nghiền đặc hơn một chút. Có thể cho trẻ ăn thêm lòng đỏ trứng, pho mát chế biến sẵn.
Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi – trẻ tập nhai
Trong giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa: sáng – trưa – tối. Lượng thức ăn nên ăn: tinh bột (90g), rau và quả (30g), chất đạm (40 – 45g).
Mẹ không nên nghiền nát cháo, hãy để nguyên hạt gạo hoặc nấu ở dạng đặc sệt. Thức ăn chỉ cần cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm một chút.
Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hơn thì có thể ăn một số thực phẩm và gia vị, muối, xì dầu với một lượng nhỏ.
Không nên để trẻ ăn thực phẩm khó tiêu như đậu phụ rán, thịt bò, thịt lợn, dầu mỡ, mật ong hay các loại hạt nêm.
Ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 12 – 18 tháng tuổi – trẻ nhai khỏe
Trong thời kỳ này, nhiều bé đã bắt đầu cai sữa, mẹ nên cho trẻ 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Trẻ từ 12 -18 tháng, trẻ có thể ăn cơm nhão, thức ăn thái dày và to. Trẻ có thể ăn được đa phần các loại thực phẩm, thức ăn khó nhai và khó tiêu.
Với trẻ đã có đủ chiều cao, cân nặng thì mẹ nên cho bé ngừng uống sữa bột mà nên thay thế bằng sữa tươi. Giai đoạn 4 ăn dặm kiểu Nhật thì độ thô và liều lượng thức ăn đã có sự khác biệt. Các mẹ có thể tham khảo mô hình độ thô và liều lượng của thức ăn theo từng giai đoạn để chế biến thức ăn chính xác hơn.
Ăn dặm kiểu Nhật có thực sự phù hợp với trẻ Việt Nam?
Th.S Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết: “ Ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật có khá nhiều nét tương đồng. Và điểm khác biệt là ăn dặm kiểu Nhật trẻ ăn nhiều thức ăn thô hơn. Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu cho trẻ ăn cháo hạt từ 7-8 tháng, khi trẻ trên 1 tuổi cho trẻ ăn cơm. Còn ăn dặm truyền thống trẻ trên 1 tuổi sẽ được ăn cháo hạt, trẻ trên 2 tuổi ăn cơm.
Vì thế Th.S Hải cho biết: Ăn dặm kiểu Nhật phù hợp với trẻ Việt Nam, mẹ áp dụng sẽ rất tốt. Nhưng không phải mẹ nào muốn cũng có thể thực hiện phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Ban đầu trẻ sẽ không hợp tác, lúc này mẹ không thể áp dụng cứng nhắc, mỗi bé sẽ phù hợp với nhiều kiểu ăn dặm khác nhau.
3 lý do khiến mẹ thất bại khi cho con ăn dặm kiểu Nhật
Do mẹ thiếu kiên nhẫn
Ban đầu áp dụng ăn dặm kiểu Nhật mẹ, trẻ không hợp tác, con tăng cân chậm, trẻ ăn ít vì thế mẹ tìm cách ép ăn, vừa ăn, vừa chơi khiến trẻ mất tập trung ăn uống. Vì thế mẹ phải bình tĩnh, chia nhỏ nhiều bữa ăn, cho trẻ uống bổ sung vitamin.
Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm
Hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay cả khi trẻ ngồi vững. Tạo thói quen ăn uống tập trung, ngồi một chỗ, có kỉ luật. Để trẻ hình thành thói quen đến bữa ăn là ngồi vào ghế, ăn xong sẽ được chơi, để mẹ và bé đều vui.
Mẹ mắc bệnh so sánh
Đa phần các bậc cha mẹ thường không thể không để tâm đến việc người khác so sánh con mình với con người khác. Và rồi không chịu được áp lực, ban đầu trẻ không hợp tác, trẻ không ăn, nên sẽ không bụ bẫm, các mẹ từ bỏ ăn dặm kiểu Nhật.
Những lưu ý mẹ cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Thời điểm ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ là 5-6 tháng tuổi, khi áp dụng các phương pháp này thì mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Giai đoạn đầu nếu cháo cho trẻ ở dạng loãng, tỷ lệ là 1 gạo: 10 nước. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo tuổi của trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ phải đầy đủ cả 3 nhóm: tinh bột, đạm, vitamin theo chuẩn ‘vàng – đỏ – xanh’. Món ăn này phải thay đổi thường xuyên để bé quen dần với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
- Khi trẻ dưới 1 tuổi thì hạn chế đưa thêm gia vị vào thức ăn của trẻ.
- Khi cho trẻ ăn, nên tập cho bé ăn đúng bữa, khi bé biết ngồi thì nên để trẻ ăn cùng bố mẹ.
- Để bé sử dụng muỗng trong khi ăn uống, để trẻ có khả năng tự lập hơn khi ăn uống.
- Tuyệt đối không được ép trẻ ăn
- Nên để trẻ thử một loại thức ăn mới 3- 4 ngày, trước khi đưa vào thực đơn để biết được trẻ có dị ứng thực phẩm, hệ tiêu hóa của trẻ có phù hợp với thực phẩm đó hay không.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ, các mẹ nên ghi nhớ, hiểu rõ để áp dụng linh hoạt trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Như vậy trẻ có thể phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần, để nuôi con không phải là cuộc chiến.
Be the first to write a comment.