Rate this post

Khi đến bệnh viện chắc ai cũng đã từng nghe rất nhiều về cụm từ bác sĩ chuyên khoa 2 nhưng bao nhiêu người thực sự hiểu về chức danh này. Vậy bác sĩ chuyên khoa 2 là gì? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của ICondom

Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Sau khi học xong 6 năm tại trường đại học, bạn muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa giỏi thì ít nhất phải thêm 2-3 năm đào tạo chuyên sâu. Đó là đào tạo chuyên sâu, bác sĩ nội trú, chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Bên cạnh đó bạn cần phải trau dồi, học thêm kiến thức trong suốt quá trình làm việc.

Đối với ngành y tế, chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2 có vai trò cực kì quan trọng. Đây là nơi đào tạo nhân lực chủ yếu cho việc chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vậy bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?

Theo thực tế đào tạo Y khoa tại nước ta, sinh viên học Y khoa sau 6 năm học Đại học và tốt nghiệp ra trường được gọi là bác sĩ nhưng chưa được hành nghề. Muốn được hành nghề, cần phải học thêm 18 tháng tại bệnh viện mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Sau đó, muốn nâng cao trình độ chuyên môn, bác sĩ có thể lựa chọn theo hướng thực hành lâm sàng hoặc nghiên cứu để học lên.

  • Nếu chọn thực hành lâm sàng thì bác sĩ cần học thêm một chuyên khoa nào đó khoảng 1 năm sẽ được gọi là bác sĩ chuyên khoa định hướng và bắt đầu hành nghề. Bác sĩ chuyên khoa định hướng nếu có nguyện vọng học tiếp sẽ học 2 năm để lên bác sĩ chuyên khoa cấp I. Sau một thời gian hành nghề, muốn nâng cao trình độ chuyên môn sẽ cần học thêm 2 năm nữa, trình luận văn để trở thành bác sĩ chuyên khoa cấp II.
  • Còn nếu thiên về nghiên cứu, bác sĩ sau khi ra trường đi làm có 2 năm kinh nghiệm có thể tham gia kì thi cao học, trình độ luận văn để học Thạc sĩ Y học. Sau Thạc sĩ Y học đi làm rồi sẽ thi tiếp kỳ thi tuyển Nghiên cứu sinh, học 3 năm hoặc nhiều hơn, trình luận án để tốt nghiệp trở thành Tiến sĩ Y học.

Chương trình đào tạo bác sĩ Chuyên khoa II như thế nào?

Các chuyên ngành đào tạo bắt buộc:

  • Quản lý y tế
  • Chấn thương chỉnh hình
  • Nội tiêu hóa
  • Ngoại khoa
  • Nội khoa
  • Ngoại tiêu hóa
  • Sản phụ khoa
  • Y học cổ truyền.

Thời gian khóa học: 2 năm

Phương thức tuyển sinh: Tuyển sinh bác sĩ chuyên khoa II, theo quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và đào tạo.

Đối tượng tuyển sinh: Tất cả những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế và cơ sở thực hành lâm sàng đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa I. Người đăng ký dự thi không được quá 50 tuổi với nữ và không quá 55 tuổi với nam. Những người muốn học nhưng không có trong biên chế nhà nước cần phải có đơn xin tự túc học phí.

Học bác sĩ chuyên khoa II ở đâu tốt?

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều cơ sở đào tạo bác sĩ chuyên khoa II chất lượng cao, bạn có thể tham khảo:

  • Trường đại học Y Dược Hà Nội : Trường có bề dày lịch sử, truyền thống, cực kỳ uy tín trong việc đào tạo nhân lực ngành y dược. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, nhà trường đã khẳng định được vị thế cơ sở đào tạo bác sĩ, cán bộ y tế hàng đầu của cả nước.
  • Trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh: Ngôi trường đào tạo ngành Y chất lượng cao đứng đầu khu vực miền Nam. Trường được thành lập năm 1947, đào tạo rất đa ngành trong lĩnh vực y học như Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược học, Y học cổ truyền… đào tạo chuyên sâu bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II.
  • Trường đại học Dược Hà Nội: Ngôi trường có vai trò quan trọng đào tạo nhân lực y dược cốt cán cho ngành y tế nước ta. Trình độ đào tạo cán bộ y tế có trình độ sánh ngang với các khu vực trên thế giới. Trường đại học Dược Hà Nội được thành lập năm 1961 tiền thân là Trường đại học Y dược Đông Dương.
  • Học viện quân Y hay còn gọi Đại học Y dược Lê Hữu Trác: Ngôi trường được xem là trọng điểm quốc gia trực thuộc Bộ Quốc Phòng Việt Nam ra đời 1949. Bên cạnh, đào tạo các ngành trong lĩnh vực y tế, trường còn quan tâm đến nghiên cứu khoa học và công tác điều trị bệnh. Vì là trường thuộc Bộ Quốc Phòng nên có nhiều tiêu chuẩn khắt khe trong đào tạo và rèn luyện.
  • Trường đại học Y Thái Bình: Đây cũng là cơ sở đào tạo bác sĩ chuyên khoa II danh tiếng của cả nước. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực y tế.
  • Đại học y dược Huế: Được ra đời năm 1957, trải qua hơn 60 năm phát triển trường đã trở thành đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y dược và nghiên cứu khoa học hàng đầu tại miền Trung – Tây Nguyên nói riêng, cả nước nói chung.
  • Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch: Thành lập năm 1989, nhiệm vụ chính của trường là đào tạo bác sĩ chuyên khoa và đa khoa. Trường có cơ sở vật chất hiện đại, quy mô lớn nhất khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
  • Trường Đại học Y dược Hải Phòng: Đây là cơ sở đào tạo bác sĩ chuyên khoa, đa khoa, cử nhân, điều dưỡng được rất nhiều người lựa chọn. Ngoài ra, Đại học Y dược Hải Phòng còn là một trong những trung tâm nghiên cứu y dược đứng đầu của cả nước.

Để được trở thành bác sĩ chuyên khoa II, bạn cần phải đào tạo bài bản, chuyên sâu về ngành Y từ 2-3 năm sau khi hoàn thành chương trình giáo dục đúng chuyên ngành này ở bậc đại học để nâng cao tay nghề, phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tốt hơn.

Xem thêm