5/5 - (3 bình chọn)

Bệnh á sừng (tên tiếng Anh là Dermatitis plantaris sicca) là một bệnh da liễu phổ biến, thuộc nhóm viêm da cơ địa. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay, chân. Làn da thường khô ráp, bong tróc, nứt nẻ ở phần rìa, phần gót chân, vùng da bàn tay, chân.

Vùng da bệnh sẽ bị ngứa, nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa vào mùa hè, lâu ngày hơn, các móng bị xù xì. Tình trạng nứt nẻ ngày càng nặng hơn vào mùa đông, có thể phần da bệnh sẽ bị toét ra, rướm máu, khiến người bệnh đau đớn, khó khăn khi đi lại. Cùng ICondom tìm hiểu vấn đề Bệnh á sừng nên kiêng ăn gì?

Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh á sừng tay, chân chưa thật rõ ràng

Bệnh á sừng là căn bệnh mãn tính và hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh một cách dứt điểm. Nếu bệnh do một số yếu tố làm thay đổi hormone như mang thai, dậy thì, mãn kinh….có thể khiến bệnh tự khỏi. Để chủ động ngăn chặn bệnh tiến triển xấu đi, cần xây dựng một lối sống lành mạnh.

Vậy bệnh á sừng nên kiêng ăn gì

Một số loại thức ăn làm tăng nguy cơ bùng phát các triệu chứng bệnh như:

  • Đậu phộng, nhộng tằm làm giải phóng histamine trong cơ thể, khiến tình trạng ngứa nặng hơn. Những món ăn này nên tránh cho người bị á sừng cũng như những người có tiền sử dị ứng, cơ địa nhạy cảm…
  • Hải sản, tôm, cua,… là những món ăn hấp dẫn, tuy nhiên lại không có lợi với những người mắc bệnh viêm da, á sừng. Nhóm thức ăn này kích hoạt phản ứng trong cơ thể, gây nên ngứa ngáy ngoài da và khiến tình trạng viêm lan rộng.
  • Nếu thường xuyên ăn những đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ, hệ miễn dịch có thể suy giảm, tình trạng viêm ngoài da chuyển biến nặng, kéo dài dai dẳng. Do vậy, để sức khỏe nhanh chóng được cải thiện, bạn nên hạn chế nhóm thức ăn trên.
  • Những loại thịt đỏ như bò, dê, cừu hay thịt gia cầm… cũng tác động gây nên tình trạng bùng phát và tiến triển nặng hơn của bệnh. Ngoài ra những thành phần có trong thịt đỏ tác động vào sắc tố da gây biến đổi, khiến thâm sẹo khó phục hồi
  • Những món ăn lên men khiến chức năng thải độc của gan thận suy giảm, độc tố dưới da tích tụ. Ăn nhiều đồ muối chua khiến acid trong dạ dày thay đổi, là tác nhân cho bệnh á sừng diễn biến phức tạp hơn.
  • Với á sừng, người bệnh càng nên tránh xa rượu bia, chất kích thích bởi chúng sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, làm tổn thương gan thận, dạ dày, tích tụ độc tố dẫn đến viêm da, sạm da…

Nên ăn gì khi bị bệnh á sừng?

  • Mật ong chứa rất nhiều vitamin tốt cho da như vitamin nhóm B, C, K, E. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Rau xanh cũng như các loại củ là đều nguồn bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn sẽ giúp làm tăng sức đề kháng cho da, cải tạo các tế bào da bị sừng hóa, giúp các tế bào da nhanh bình phục.
  • Các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi, cá thu, cá trích, cá bơn, cá mòi nên có mặt trong thực đơn của người bị á sừng mỗi tuần ít nhất 2 lần. Những thực phẩm này đều chứa hàm lượng omega -3 dồi dào.
  • Một số loại hạt như đậu xanh, đậu hà lan, hạt cải, hạt óc cho, mè đen, hạt lanh cũng chứa hàm lượng omega 3 không thua kém gì cá. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm chất xơ và chất béo lành mạnh cho cơ thể.
  • Thêm một thực phẩm hữu ích người bị á sừng không nên bỏ qua đó chính là chanh. Với hàm lượng vitamin A, B, C, kẽm và axit nitric dồi dào, chanh có thể giúp tăng sức đề kháng cho da và nhẹ nhàng làm bong tróc các mảng da bị sừng hóa. 

Bên cạnh đó, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng bệnh, bao gồm:

  • Tuyệt đối không chà xát mạnh, không bóc vảy da vùng da bị tổn thương bằng bàn chải hay đá kỳ vì càng chà xát mạnh sẽ càng làm cho tình trạng tổn thương lớp á sừng khiến cho quá trình bong tróc da càng trở nên mạnh mẽ hơn
  • Không tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu….Hạn chế việc lau rửa, giặt giũ. Tránh tiếp xúc với gia vị như ớt, muối khi chế biến thức ăn. Nên mang găng tay bảo vệ nếu nhất thiết phải làm những công việc này hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên đeo găng tay bằng nhựa dẻo vì sẽ gây ít phản ứng hơn găng tay cao su. Khi ra mồ hôi, không nên đeo găng tay vì sẽ khiến bệnh nặng thêm
  • Làn da tổn thương càng trở nên thô ráp, nứt nẻ hơn, nhất là vào mùa đông. Vì vậy, luôn giữ ẩm cho làn da bằng kem dưỡng ẩm. Trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay, nên bôi kem dưỡng ẩm
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, cắt móng tay, chân
  • Tuyệt đối không gãi vào dùng da bệnh vì có thể làm tổn thương tế bào da, đồng thời khiến vi khuẩn trong tay dễ dàng xâm nhập vào da.

Xem thêm