5/5 - (1 bình chọn)

Tay chân miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà bệnh này còn có thể gây nguy cơ tử vong. Vậy, khi nào thì mẹ cần phải đưa bé đi viện và bệnh tay chân miệng khám ở đâu thì tốt? Dưới đây là những thông tin cần thiết cho bạn.

1. Hiểu biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Khoảng 10 năm trước, ở Việt Nam chưa có nhiều ghi nhận về tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Thế nhưng vài năm trở lại đây, tình hình lại diễn biến phức tạp hơn nhiều. Trẻ em có nguy cơ bị lây nhiễm virus tay chân miệng bất cứ lúc nào, ở đâu. Đặc biệt những nơi tập trung đông nhiều trẻ em thì nguy cơ bị lây nhiễm càng cao, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho sức khỏe con em mình.

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng là trẻ có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, chảy nước bọt, chán ăn…và những vết lở loét bắt đầu xuất hiện, nhiều nhất ở miệng, sau đó là nổi ban ở tay, chân…Khám bệnh tay chân miệng là việc làm kịp thời và cần thiết để mẹ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và có hướng xử lý kịp thời. Trong một số trường hợp, bệnh gây nên biến chứng dẫn đến tử vong, trở thành một nỗi lo thường trực với nhiều gia đình có con nhỏ.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-kham-o-dau-thi-tot-body-1

2. Khám bệnh tay chân miệng ở đâu tốt nhất

Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Phòng khám tay chân miệng hiện nay rất nhiều, tuy nhiên nhiều mẹ vẫn băn khoăn về vấn đề bệnh tay chân miệng khám ở đâu thì tốt, đảm bảo trị mầm bệnh, đảm bảo được sức khỏe và sự an toàn cho con.

Bệnh tay chân miệng mặc dù phổ biến, nhưng lại là một căn bệnh khá đơn giản trong cách xử lý, điều trị, do đó, khi phát hiện bé bị bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gần nhất để được xử lý, đồng thời cách ly trẻ tốt nhất. Không cần thiết phải đưa bé đến những bệnh viện tuyến cao vì bệnh này có thể được xử lý tốt ở cấp cơ sở. Cùng với đó, mẹ cũng nên cho bé nghỉ học tạm cho đến khi lành hẳn bệnh, thông báo với nhà trường, địa phương, nhằm có hướng phòng bệnh cho những trẻ khác.

Một lưu ý là rất nhiều cha mẹ khi khám bệnh tay chân miệng cho con, lại chờ đợi thời gian đến khám ở những phòng khám ngoài giờ quen thuộc (địa chỉ thường xuyên khám bệnh dịch vụ mà cha mẹ hay sử dụng).

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn không nên đến khám ở những cơ sở này vì điều kiện cách ly không tốt. Hãy đưa đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa nhi có hướng điều trị kịp thời cho bé. Nếu bạn ở gần bệnh viện nhi thì quá tốt, hãy đưa bé vào đó để được kiểm tra nhanh chóng tình trạng bệnh.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-kham-o-dau-thi-tot-body-2

Các mẹ có thể cho con đi khám tại Khoa Nhi những bệnh viện trực thuộc Quận – Huyện gần nơi ở hoặc theo danh sách những cơ sở y tế dưới đây:

Bệnh viện nhi Trung ương (Hà Nội)

Bệnh viện Nhi Trung ương là Bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt Nam, đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em, phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nhi khoa, chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước. Tại đây lợi ích của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu với các dịch vụ tiên tiến nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân và trong các dịch vụ khác.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 (HCM)

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Trải qua hơn 58 năm hoạt động, Bệnh viện chúng tôi ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên; Bệnh viện thu dung trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm. Hiện nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa; do sở Y tế thành phố.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý; được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho khu vực Tây Nam Bộ, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh cho 3 tỉnh Long An – Cần Thơ – Cà Mau; là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Quốc gia thành phố.Hồ Chí Minh; Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo y khoa liên tục do Bộ Y tế cấp mã đào tạo. Bệnh viện là nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan, học tập chuyên ngành nhi khoa.

Với một tập thể đội ngũ 1600 nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ tay nghề giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các cháu bệnh nhi.

Bệnh viện Nhi Đồng 2 (HCM)

Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng – Phường Bến nghé, quận 1 – thành phố Hồ Chí Minh, là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.

Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở thực tập và đào tạo sinh viên, Bác sĩ sau đại học của đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phía Nam, cử nhân Quản trị bệnh viện của đại học Hùng Vương. Trong năm 2011, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật y học của Thế giới vào trong chẩn đoán, điều trị và có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở. Dù nhiệm vụ chính là công tác chuyên môn khám và điều trị bệnh, nhưng bệnh viện luôn hướng về cộng đồng, thường xuyên tổ chức nhiều đợt khám bệnh từ thiện và phát thuốc cho đồng bào vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Long An, Bình Dương.

Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

Khoa Nhi – Hồi sức tích cực tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng thực hiện quy chế công tác khoa nội nhi: là khoa lâm sàng, thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để điều trị bệnh nhi; Trong khám bệnh, điều trị bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa; Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.

Một số công tác đặc thù của khoa nhi: là khoa lâm sàng điều trị các bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi; Khoa được bố trí theo đơn nguyên, thiết kế riêng phù hợp với sinh lí bệnh và tâm sinh lí của từng lứa tuổi; Có chế độ ăn thích hợp với bệnh lí và lứa tuổi của trẻ em. Trong đó có đơn nguyên Hồi sức nhi có chức năng điều trị các bệnh nhi nặng, cấp cứu và hồi sức tích cực cho các bệnh nhân nhi nặng; Và đơn nguyên Nhi sơ sinh điều trị cho các bệnh lý sơ sinh, cấp cứu và hồi sức tích cực cho bệnh sơ sinh nặng đủ tháng và non tháng.

Khoa Y học nhiệt đới Nhi – Cấp cứu – Hồi sức tích cực và Bệnh lý là khoa lâm sàng, thực hiện quy chế công tác khoa nội nhi, là các phương pháp điều trị không phẫu thuật để điều trị bệnh; Trong khám bệnh, điều trị bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa; Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.

Một số công tác đặc thù của khoa truyền nhiễm: Khoa phải bảo đảm các quy định về cách li, chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín và có lối đi cho người bệnh vào khoa điều trị không đi qua các khoa khác; Có đủ các điều kiện và phương tiện khử khuẩn đối với người bệnh và người tiếp xúc; Chỉ đạo tuyến dưới và tham gia công tác phòng chống dịch tại cơ sở.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-kham-o-dau-thi-tot-body-3
Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

3. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng.Đồng thời với đó, đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân cho bé và vệ sinh môi trường thoáng mát, sạch sẽ cũng là một trong những cách phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất.

Xem thêm