5/5 - (1 bình chọn)

Vảy phấn hồng là một trong những bệnh lý da liễu xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống hiện nay. Vậy, dấu hiệu của căn bệnh này là gì? Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không và gây ra những tác hại gì? Cùng ICondom tìm hiểu một số thông tin hữu ích về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy phấn hồng là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh vảy phấn hồng 

Trước khi đưa ra câu trả lời cho thắc mắc “Căn bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?”, ICondom sẽ mang đến cho bạn một số thông tin tổng quan về căn bệnh này. 

Bệnh vảy phấn hồng được nhận định là một loại phát ban ngoài da và thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 cho đến 35. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ thấy một số triệu chứng khá rõ ràng trên da như: xuất hiện một mảng lớn có viền đỏ đậm, sau đó các đốm nhỏ sẽ lan rộng ra thành từng đám lớn có dạng cây thông, có thể gây ngứa ngáy và khó chịu. Thông thường, loại bệnh này sẽ tự biến mất sau 10 tuần mà không cần can thiệp bất cứ loại thuốc nào.

Cho đến nay, các bác sĩ vẫn chưa thể xác định nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Tuy nhiên, một số bằng chứng đã cho thấy, căn bệnh này có liên quan mật thiết đến sự lây nhiễm virus, đặc biệt là các chủng virus Herpes (hay còn gọi là virus HHV7) và có tính phân bố theo mùa.

Bệnh thường xuất hiện vào những mùa có khí hậu ôn hòa, mát mẻ như mùa xuân hay mùa thu và có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vì vậy, yếu tố lây nhiễm của bệnh là một vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc và điều trị cho các bệnh nhân mắc vảy phấn hồng.

Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không và mang đến những tác hại gì?

Như đã nói ở trên, bệnh vảy phấn hồng được nhận định là chứng bệnh da liễu bên ngoài. Trước khi bệnh xuất hiện, người mắc có thể nhận thấy một số triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, sốt và ho. Một thời gian sau đó, chúng ta sẽ thấy những đám lớn gồ ghề nổi trên bề mặt da, có thể có vảy và lan rộng ra thành từng đám trên những cơ quan chủ yếu như lưng, ngực và bụng. 

Đối với những người không mắc bệnh nền

Ở những người bình thường, bệnh vảy nến phấn hồng được đánh giá là một căn bệnh ngoài da lành tính và không gây ra các biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc tạo các nốt sần làm mất thẩm mỹ cũng như gây ra cảm giác ngứa và khó chịu thì căn bệnh này sẽ tự hết sau từ 4 đến 10 tuần. Tuy nhiên, vì bệnh có tính lây lan nên cần chú ý về vấn đề tiếp xúc khi chăm sóc người bệnh. 

Ngoài ra, vấn đề tái phát của căn bệnh này cũng đang được quan tâm và chú ý. Thông thường, căn bệnh này sẽ không có hiện tượng tái lại khi đã bị một lần, tuy nhiên, theo một số thống kê từ bộ Y tế, vẫn có khoảng 2-3% các bệnh nhân mắc căn bệnh này xảy ra hiện tượng tái phát lại nhiều lần, thậm chí nhiều đối tượng còn kèm theo bệnh đau mắt đỏ phát đi phát lại mỗi năm một lần trong vòng 5 năm liên tiếp.

Nếu có các triệu chứng trên, rất có khả năng bệnh đã tiến triển thành mạn tính và cần đến các trung tâm Y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. 

Đối với những đối tượng phụ nữ có bầu

Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không và có để lại nhiều hậu quả? Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai thì câu trả lời là có. Đối với các thai phụ, căn bệnh này có thể tiến triển mạn tính hoặc phát triển nặng gây nên một số biến chứng nguy hiểm đối với thai nhi. Theo một số nghiên cứu từ tạp chí viện Da liễu Hoa Kỳ, thai phụ mắc bệnh vảy nến có khả năng sinh con nhẹ cân cao hơn rất nhiều so với những người bình thường. Ngoài ra, tỷ lệ xảy ra sảy thai cũng được nhận định tăng cao hơn ở nhóm sản phụ mắc bệnh vảy nến hồng.

Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng của căn bệnh này khi đang mang thai, mẹ bầu cần đến ngay các cơ sở Y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Phương pháp chẩn đoán căn bệnh này cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian.

Sau khi quan sát các dấu hiệu bên ngoài và nhận định đây là một bệnh lý phát ban, bác sĩ sẽ lấy một ít da ở vùng bị phát ban để mang đi xét nghiệm để tránh nhầm lẫn với một số bệnh có triệu chứng khá tương đồng như hắc lào, bệnh giun đũa… Cần thiết hơn, một số xét nghiệm khác như sinh thiết da hay xét nghiệm máu cũng sẽ được thực hiện để phân biệt với một số bệnh lý như vảy nến, chàm…

Những cách điều trị bệnh vảy nến phấn hồng phù hợp

Sau khi trả lời cho thắc mắc “Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không và nguy hiểm đối với những đối tượng nào?” thì Medici sẽ mang đến cho bạn phương hướng điều trị hợp lý đối với căn bệnh này. 

Thông thường, các triệu chứng của vảy phấn hồng sẽ tự biến mất sau khoảng bốn đến mười tuần mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nếu sau 10 tuần mà người bệnh vẫn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc các dấu hiệu của bệnh không có xu hướng giảm thì nên đến các cơ sở Y tế để được đề xuất các phương án điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau đây tùy vào diễn tiến và các triệu chứng trên người bệnh:

Sử dụng các loại dược liệu ngoài da

Các loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống sẽ là phương án điều trị đầu tiên được đưa ra nếu muốn khắc phục nhanh các triệu chứng của bệnh hoặc rút ngắn thời gian phục hồi của cơ thể. Một số loại thuốc có thể sử dụng đối với bệnh vảy phấn hồng là:

  • Một số loại kem dưỡng da để làm dịu các vị trí tổn thương và rút ngắn thời gian biến mất của các triệu chứng. Ưu tiên những loại kem dưỡng có chứa corticosteroid để giảm hiệu quả cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
  • Các loại thuốc bôi ngoài da với hàm lượng corticosteroid cao hơn nếu các triệu chứng xuất hiện nặng và ồ ạt.
  • Thuốc kháng sinh chống histamin đường uống để hạn chế sự tiết hormone gây dị ứng phát ban, từ đó ngăn bệnh lan rộng và tiến triển nặng hơn đồng thời giảm bớt sự nghiêm trọng của các triệu chứng trên cơ thể.
  • Nếu tìm ra được nguyên nhân gây ra loại phát ban này có liên quan đến virus, đặc biệt là các virus Herpes thì có thể sử dụng một số loại kháng sinh kháng virus như Zovirax hay Acyclovir để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh cũng như dễ dàng kìm hãm và rút ngắn thời gian điều trị. 

Sử dụng quang trị liệu

Trong trường hợp các loại kháng sinh cũng không mang lại kết quả rõ rệt hoặc bệnh càng ngày càng tiến triển nặng hơn thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp ánh sáng để tác động vật lý trực tiếp vào khu vực phát ban trên cơ thể. Tia sáng được sử dụng sẽ là các loại tia cực tím (hay còn gọi là tia UV) từ các loại đèn chuyên dụng và chiếu trực tiếp lên vùng da bị vảy phấn hồng trên cơ thể. Tùy vào các triệu chứng của bệnh nhân nặng hay nhẹ mà phương pháp này chỉ cần sử dụng 1 lần hay phải làm lại nhiều lần để mang lại giá trị sử dụng rõ rệt.

Từ phương pháp này, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên tại nhà cũng có thể mang lại những kết quả tương tự và giúp các nốt phát ban mờ đi nhanh hơn. Tuy vậy, nhược điểm thường thấy của phương pháp này là sẽ khiến các vùng da trở nên sậm màu khi tiếp xúc trực tiếp với nắng. Hiện tượng này có thể diễn ra trong một thời gian dài, kể cả khi các triệu chứng của bệnh vảy nến hồng đã biến mất. 

Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi “Bệnh vảy phấn hồng có nguy hiểm không?”. Hy vọng bài viết này sẽ có ích để bạn có thêm kinh nghiệm cũng như các kiến thức về căn bệnh vảy phấn hồng, từ đó có thể tự điều trị cho bản thân và những người thân trong gia định khi căn bệnh này xảy đến.

Xem thêm