5/5 - (1 bình chọn)

Chàm khô ở đầu ngón tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy có giải pháp nào giúp điều trị hiệu quả bệnh chàm khô ở đầu ngón tay không? Cùng ICondom tham khảo một số giải pháp dưới đây nhé!

Chàm khô ở đầu ngón tay: Những thông tin quan trọng cần nắm rõ

Chàm khô ở đầu ngón tay là bệnh lý ngoài da phổ biến, xảy ra nhiều nhất ở ngón tay và bàn tay. Hầu hết, mọi công việc hàng ngày đều liên quan đến bàn tay, chính vì vậy mắc phải bệnh này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh.

Hiểu thế nào về bệnh chàm khô đầu ngón tay 

Có thể hiểu, đây là tình trạng viêm da, dễ dẫn đến các tổn thương như bong tróc, nứt nẻ, đau rát, chảy máu,… Bộ phận trên cơ thể dễ mắc bệnh này phần lớn là da tay và đầu ngón tay vì thường xuyên tiếp xúc với các hoá chất độc hại. 

Chàm khô ở đầu ngón tay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến tình trạng ngón tay bị bội nhiễm. Lúc này, bệnh sẽ chuyển biến nặng, khó chữa trị và nguy cơ cao dẫn đến tình trạng hoại tử ngón tay. Cho nên, để hạn chế, ngăn ngừa tối đa những tổn thương trên da, người bệnh cần phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời. 

Yếu tố nào gây ra bệnh chàm khô đầu ngón tay?

Có nhiều nguyên nhân gây ra chàm khô đầu ngón tay. Trong đó có 2 nguyên nhân chính, bao gồm:

Xuất phát từ yếu tố nội sinh

Những tác nhân bên trong cơ thể cũng có thể gây ra bệnh chàm khô. Có thể kể đến một số tác nhân như:

  • Do di truyền: Thực tế chứng minh rằng, con cái sinh ra dễ mắc phải bệnh này nếu bố hoặc mẹ từng mắc bệnh viêm da cơ địa, vảy nến,…
  • Hệ thống miễn dịch yếu: Một số bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như dị ứng, viêm da,… Nếu mắc phải các bệnh này, thì nguy cơ cao sẽ dễ mắc chàm khô đầu ngón tay.
  • Lớp màng bảo vệ tự nhiên của da bị suy yếu: Cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng hoặc mất nước dẫn đến lớp màng bảo vệ tự nhiên của da suy yếu. Chính bởi vậy, để tránh xảy ra tình trạng nói trên, người bệnh cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tác dụng phụ của thuốc tây được xem nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm khô đầu ngón tay. 

Xuất phát từ yếu tố bên ngoài

 Ngoài các yếu tố nói trên, bệnh có thể xảy ra nếu:

  • Không vệ sinh da tay hoặc vệ sinh chưa sạch: Tay là bộ phận tiếp xúc với nhiều hoá chất độc hại như nước tẩy áo quần,… Vì vậy, nếu không đeo găng tay và vệ sinh không kỹ thì sẽ dễ mắc các bệnh viêm da, trong đó có bệnh chàm khô đầu ngón tay. 
  • Thời tiết bất thường, thay đổi đột ngột là yếu tố khiến bệnh chàm khô đầu ngón tay xuất hiện. 

Sống trong môi trường ô nhiễm, đặc biệt là nguồn nước cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh chàm khô đầu ngón tay.

Các triệu chứng của bệnh mà người mắc dễ dàng nhận thấy

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các triệu chứng của bệnh bằng mắt thường. Triệu chứng của bệnh chia thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất: Thời gian đầu khi bệnh mới xuất hiện, trên đầu ngón tay có màu hồng đỏ nhẹ và bắt đầu sưng tấy, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Giai đoạn thứ hai: Ở giai đoạn này xuất hiện các mụn nước li ti, nằm ẩn sâu dưới da.
  • Giai đoạn thứ ba: Các mụn nước nhỏ sẽ bị vỡ và tiết dịch sau một thời gian ngắn. Lúc này, dịch khô lại và đóng vảy, điều này khiến da bị nứt nẻ. Trầm trọng hơn sẽ dẫn đến lichen hoá ở vùng da tổn thương nếu bạn không có biện pháp chăm sóc da hợp lý.

Chàm khô đầu ngón tay khiến người bệnh cảm thấy đau rát kèm theo ngứa ngáy, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống thường ngày. Vì vậy, để tránh tình trạng bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ điều trị kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu nói trên.

Bệnh gây nguy hiểm như thế nào và có dễ lây nhiễm không?

Các chuyên gia nghiên cứu chỉ ra rằng, chàm khô đầu ngón tay không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhưng không phải vì thế mà bạn tỏ ra chủ quan với bệnh này. Bởi nếu không chăm sóc và điều trị sớm, rất có thể bệnh sẽ chuyển sang mức độ nghiêm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Dẫn đến lichen hoá: Viêm da cơ địa làm vùng da tổn thương bị ngứa, khiến người bệnh hình thành thói quen cào gãi. Tuy nhiên, nếu gãi hoặc chà xát quá mạnh sẽ gây ra phản ứng viêm và làm tăng sinh tế bào sừng, khiến da bị thâm nhiễm.
  • Bị bội nhiễm: Những người có thói quen cào gãi lên vùng da bị bệnh thường gặp phải biến chứng này. Khi vùng da bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn tấn công thì sẽ dẫn đến tình trạng bội nhiễm.
  • Móng tay bị biến dạng: Những người bị chàm khô kết hợp với nhiễm nấm men rất dễ xảy ra biến chứng này. Khi hai bệnh này kết hợp với nhau sẽ khiến đầu ngón tay bị tổn thương nặng nề, dẫn đến tình trạng móng tay giòn và có thể gãy bất cứ lúc nào.

Theo các chuyên gia y tế, do nguyên nhân gây bệnh không phải là virus truyền nhiễm, nên chàm khô ở đầu ngón tay không thể lây nhiễm như các bệnh lý khác.

Mặc dù không lây từ người sang người, nhưng người bệnh không nên lơ là, chủ quan với bệnh này. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng và lây lan sang các vùng da lân cận

Làm sao để chữa khỏi bệnh chàm khô đầu ngón tay?

Như đã nói ở trên, phát hiện và điều trị sớm đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để điều trị chàm khô đầu ngón tay, trong đó phải kể đến 2 phương pháp chính: Điều trị theo y học hiện đại và điều trị bằng phương pháp dân gian.

Phương pháp y học hiện đại là lựa chọn hàng đầu trong quá trình điều trị

Nền y học hiện đại phát triển đồng nghĩa với việc phương pháp điều trị bệnh ngày một tân tiến. Một số phương pháp điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay hiệu quả có thể kể đến như:

Quang trị liệu: Phương pháp chữa trị hiệu quả bệnh chàm khô đầu ngón tay

Đối với người bị chàm khô đầu ngón tay, sử dụng phương pháp quang trị liệu để điều trị sẽ giúp hồi phục các tổn thương trên da. Đồng thời, triệu chứng ngứa ngáy cũng được giảm bớt đáng kể.

Tuy nhiên, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng phương pháp này vì chi phí điều trị khá cao. Ngoài ra, ánh sáng quang trị liệu sẽ khiến da bị đẩy nhanh tốc độ lão hoá và tăng nguy cơ ung thư da. 

Điều trị bằng thuốc tây

Hiện nay, điều trị chàm khô bằng thuốc tây là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh gây tổn thương nhẹ. Một số loại thuốc tây được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng để điều trị chàm khô như:

  • Kem dưỡng ẩm.
  • Thuốc chứa hydrocortisone.
  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc corticosteroid.
  • Thuốc sát trùng.
  • Thuốc kháng sinh.

Các loại thuốc trên đều giúp ngăn ngừa và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, cấp ẩm cho da và làm phản ứng viêm được giảm bớt. Khi sử dụng thuốc tây, người bệnh nên thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Phương pháp dân gian giúp đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị

Trong một số trường hợp, chàm khô chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ khiến quá trình chữa trị trở nên khó khăn. Hơn nữa, người bệnh sẽ mắc các phản ứng phụ nếu sử dụng thuốc tây trong thời gian dài. Bởi vậy, việc điều trị chàm khô bằng phương pháp dân gian là phương pháp an toàn cho người bệnh.

Củ khoai tây: Phương pháp chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay hiệu quả

Khoai tây là nguyên liệu được nhiều người tin tưởng, áp dụng để chữa bệnh ngoài da. Trong củ khoai tây chứa các thành phần có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như tinh bột, cellulose, canxi, sắt,…

Ngoài ra,  khoai tây còn có tác dụng đào thải chất độc hại trên da và làm tăng độ ẩm. Chính bởi vậy, khoai tây luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong quá trình điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay.

Bạn có thể chữa chàm khô đầu ngón tay với khoai tây như sau:

  • Đầu tiên, làm sạch khoai tây bằng cách gọt vỏ và rửa với nước, sau đó đem đi xay nhuyễn.
  • Tiến hành vệ sinh vùng da bị bệnh, sau đó lấy khoai tây đã xay nhuyễn đắp lên da. 

Quả dưa chuột: Phương pháp điều trị bệnh chàm khô đầu ngón tay

Vitamin C, B1, B2, B3, B5, B6, folic acid, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,… là những thành phần có trong quả dưa chuột giúp kháng viêm, làm mềm da cực kỳ hiệu quả. 

Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Nên để dưa chuột vào ngăn mát của tủ lạnh sau khi được rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh. Lấy dưa chuột đắp trực tiếp lên da trong vòng 10-15 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Tận dụng dầu dừa để điều trị chàm khô đầu ngón tay

Được biết, trong dầu dừa chứa nhiều enzym có lợi như antifungal, antimicrobial, antibacterial và antioxidant,… Nhờ những enzym đó mà dầu dừa có tác dụng đặc biệt như hạn chế và ngăn chặn bệnh chàm lây nhiễm, làm giảm cơn ngứa, giảm viêm. Ngoài ra, dầu dừa còn ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da, giúp vết thương nhanh lành.

Bạn có thể thực hiện như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, bạn nên dùng nước ấm để vệ sinh vùng da bị bệnh.
  • Thoa dầu dừa lên da, để yên từ 10-15 phút và rửa lại bằng nước sạch.

Chàm khô đầu ngón tay: Một số cách chăm sóc da phù hợp

Bên cạnh những phương pháp trên, người bệnh cần phải chăm sóc da hợp lý để đẩy nhanh hiệu quả quá trình điều trị. Một số cách chăm sóc da phù hợp mà người bệnh nên tham khảo như:

  • Không gãi, cào hoặc chà xát mạnh để tránh tình trạng vết thương lan rộng và bị viêm nhiễm nặng.
  • Tích cực ăn các loại rau xanh, củ cải, uống nhiều nước lọc để cấp ẩm và giữ độ ẩm cho da.
  • Trong thời gian điều trị, tuyệt đối không được sử dụng các chất hoá học như sơn móng tay, xà phòng,… Nên đeo găng tay khi tiếp xúc với các chất hoá học.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại kem dưỡng ẩm phù hợp.

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh chàm khô ở đầu ngón tay. Hy vọng, bạn đọc sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh chàm khô một cách hiệu quả nhé!