5/5 - (1 bình chọn)

Bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì là một trong những vấn đề quan trọng mà người bệnh cần quan tâm. Bởi chỉ khi có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, việc điều trị mới đạt được kết quả tốt nhất. Vậy nguyên tắc và chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm gan B như thế nào thì hợp lý?

Người viêm gan B cấp tính cần ăn uống thế nào?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bị viêm gan B sẽ xuất hiện các dấu hiệu như nôn, sốt, đau nhức, chán ăn… Lúc này, tế bào gan đã có tổn thương nhưng vẫn phải làm việc bình thường. Để bảo vệ gan, người bệnh cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, tránh tạo gánh nặng cho gan. 

Để hỗ trợ điều trị viêm gan B và ngăn ngừa bệnh, bạn cần chú ý một số nguyên tắc như sau:

Với người viêm gan B giai đoạn đầu 

  • Về năng lượng: Cần cung cấp đủ 25kcal/kg cân nặng/ ngày. Năng lượng chủ yếu của cơ thể là đường đơn, vì thế người bệnh có thể truyền glucose, acid amin hoặc uống nước đường, sữa tươi, nước hoa quả. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng nước cơm hay nước cháo. Khi có các biểu hiện như giảm sốt, đi tiểu nhiều hơn, người bệnh có thể thêm sữa vào chế  độ ăn với định lượng 1000 calo/ ngày (tương đương 1 lít – 1.5 lít). Với bệnh nhân viêm gan, nên chọn sữa tách bơ, đã rút kem và pha thêm đường trước khi dùng. 
  • Về protid: Cần bổ sung đủ 0.4-0.6g/ kg cân nặng/ ngày. 
  • Về lipid: Bệnh nhân viêm gan cần đáp ứng 1-15% tổng năng lượng hàng ngày.
  • Về vitamin: Cần điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu. 

Với người bị viêm gan B, nên chia nhỏ các bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, trong đó có gan. Người bệnh có thể ăn từ 6-8 bữa nhỏ/ ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa chính. 

Với người viêm gan B cuối giai đoạn cấp tính 

Ở cuối giai đoạn cấp tính, người bệnh cần bổ sung một số loại ngũ cốc chế biến thành cháo hoặc bột. Những người không còn sốt có thể bổ sung thêm protid, methionin như sữa tách bơ, thịt nạc, cá nạc. Ngoài ra, bệnh nhân cần bổ sung calo và chất bột cho cơ thể. Cụ thể:

  • Về năng lượng: Cung cấp đủ 30 kcal/ kg cân nặng một ngày.
  • Về protid: Cần bổ sung 0.8-1g/kg cân nặng. Trong đó, tỷ lệ protid động vật nên chiếm hơn 50%. 
  • Về lipid: Mỗi ngày cần cung cấp 10-15% tổng năng lượng cho cơ thể. 
  • Về vitamin và khoáng chất: Cần điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu. 

Ở giai đoạn này, bệnh nhân cũng có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, từ 4-6 bữa. Người bệnh không nên ăn thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng để giảm gánh nặng cho gan. 

Người viêm gan B mạn tính ăn uống thế nào tốt?

Nếu được chẩn đoán viêm gan B mãn tính, gan của bạn đang ở trạng thái “yếu”. Giai đoạn này có thể kéo dài, do đó, chế độ ăn uống cần loại bỏ những món ăn nhiều chất béo cùng các thức ăn chứa quá nhiều loại dinh dưỡng phải xử lý.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho người viêm gan B giai đoạn này phải kể tới:

  • Cần đảm bảo đồ ăn luôn tươi và mới. 
  • Khi nấu, nên ưu tiên cách chế biến đơn giản, thanh đạm, không dùng thực phẩm dễ gây dị ứng. 
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng cho gan và hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. 
  • Ăn nhiều thịt nạc, tuy nhiên nên hạn chế thịt súc vật non bởi chúng chứa nhiều nucleoprotid. 
  • Nên uống nhiều sữa nhưng ăn trứng ở lượng vừa phải, chỉ nên ăn trứng mới, không dùng trứng để lâu.
  • Hạn chế mỡ động vật, nên sử dụng dầu thực vật. 
  • Bổ sung chất đường, mật, ngũ cốc vào chế độ ăn uống. 
  • Bổ sung rau củ, hoa quả giàu vitamin.
  • Không dùng gia vị có tính kích thích tiêu biểu phải kể tới hạt tiêu, ớt, cari…

Ngoài ra, người bị viêm gan B mãn tính cần chú ý cung cấp dinh dưỡng như sau:

  • Về năng lượng: Cung cấp 35 kcal/ kg cân nặng. 
  • Về protid: Cung cấp từ 1-1.5g/ kg cân nặng mỗi ngày. 
  • Về lipid: Cung cấp 15-20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. 
  • Về vitamin: Cần bổ sung nhiều vitamin nhất là nhóm B và K, ngoài ra nên bổ sung thêm muối khoáng cho cơ thể. 
  • Uống đủ 1.5-2 lít nước/ ngày. 
  • Ăn từ 3-4 bữa nhỏ/ ngày.

Người bị viêm gan B nên ăn gì?

Khi bị viêm gan B, người bệnh nên bổ sung một số nhóm thực phẩm cụ thể như sau:

Thực phẩm giàu đạm 

Đây là nhóm thực phẩm quan trọng với người viêm gan B, bởi protein góp phần sửa chữa, thay thế các tế bào gan bị tổn thương. Ngoài ra, protein còn giúp đảm bảo các chức năng của cơ thể hoạt động bình thường, ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng. Bệnh nhân viêm gan B nên bổ sung các thực phẩm giàu protein như gà, cá biển, các loại quả hạch, trứng, sữa đậu nành, sữa, các sản phẩm từ sữa….

Ngũ cốc nguyên hạt 

Ngũ cốc nguyên hạt chứa lượng lớn chất xơ giúp thúc đẩy chức năng đường ruột từ đó cải thiện sức khỏe cho hệ tiêu hóa và giảm gánh nặng hoạt động tới gan. Ngũ cốc nguyên hạt cũng giàu vitamin B, kẽm, sắt, magie… rất tốt cho sức khỏe. 

Người bị viêm gan B có thể ăn các loại ngũ cốc như mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch… Lưu ý, bạn không nên thay thế hoàn toàn ngũ cốc nguyên hạt cho gạo bởi gạo vẫn là nhóm tinh bột chính. Ngũ cốc nguyên hạt chỉ nên chiếm một nửa trong khẩu phần tinh bột hàng ngày. 

Rau xanh, trái cây 

Rau xanh, trái cây giàu chất xơ, tốt cho tiêu hóa, có thể giúp gan tổng hợp và chuyển hóa dinh dưỡng dễ dàng. Nhóm thực phẩm này cũng giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. “Bị viêm gan B nên ăn gì?”, câu trả lời là các loại hoa quả như táo, chuối, đu đủ,… các loại rau xanh… Lưu ý, nên tránh các loại trái cây có lượng đường cao như sầu riêng, xoài, mít, vải, nhãn,…

Chất béo không bão hòa 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị viêm gan B nên sử dụng các loại chất béo bão hòa, có nguồn gốc từ thực vật. Trong đó, nguồn chất béo không bão hòa tiêu biểu phải kể với dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu đậu nành…

Uống nhiều nước 

Uống đủ nước sẽ giúp thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể. Đây là điều quan trọng với người bị viêm gan B. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống thêm trà thảo mộc như trà atiso, trà râu bắp….

Người bị viêm gan B nên kiêng gì?

Ăn uống đúng góp phần kiểm soát và đẩy lùi bệnh hiệu quả. Vì thế, quan tâm tới chế độ ăn uống của bản thân là điều cần thiết với người bị viêm gan B. Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng cần kiêng một số món như sau:

Nội tạng động vật 

Nhóm thực phẩm này phải kể đến tim, gan, ruột… Dù là món ưa thích của nhiều người, nhưng những ai bị viêm gan B nên tránh xa. Bởi chúng chứa nhiều cholesterol, nitrosamines, nếu nạp vào cơ thể sẽ tạo gánh nặng cho gan hoặc thậm chí gây độc cho gan. 

Thực phẩm quá nhiều đạm 

Đạm cần thiết với cơ thể, nhưng lượng đạm quá cao sẽ không tốt cho người bị viêm gan B. Bởi khi bổ sung quá nhiều đạm, gan tổn thương sẽ phải làm việc quá mức. 

Bị viêm gan B, người bệnh nên kiêng các món nhiều đạm như thịt ba ba, thịt dê, thịt chó…. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh một số loại hải sản như tôm, cua, mực… 

Món ăn chứa nhiều dầu mỡ 

“Bị viêm gan B nên kiêng gì”, hãy tránh những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật. Bởi các món ăn này có thể dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, khiến bệnh viêm gan B càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì các món dầu mỡ như chiên, xào, người bệnh nên chọn các cách chế biến như hấp, luộc để giảm lượng mỡ trong thức ăn.

Đồ cay nóng 

Các đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như tiêu, tỏi, mù tạt…. có thể khiến gan bị nóng, cản trở quá trình thải độc và phục hồi của gan. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng có thể gây ra các vấn đề như táo bón, loét dạ dày, cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của gan. 

Thực phẩm nhiều muối 

Thực phẩm nhiều muối có thể gây ra tình trạng tích nước, phù. Người bị viêm gan B cần hạn chế ăn quá mặn, tránh các món như dưa muối, cà muối, kim chi…. 

Thực phẩm nhiều sắt 

Gan là cơ quan giúp chuyển hóa và bài tiết sắt của cơ thể. Khi bị viêm gan, nhất là viêm gan mãn tính, khả năng bài tiết sắt của gan bị ảnh hưởng, thậm chí không thể thải sắt ra ngoài dẫn tới tình trạng ứ sắt, gây tổn thương gan. Do đó, người bị viêm gan B nên hạn chế các món ăn giàu sắt trong chế độ ăn uống như thịt đỏ, gan, hàu… 

Như vậy, bài viết đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị viêm gan B nên ăn gì, kiêng gì. Việc tuân thủ liệu trình của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh kiểm soát và đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm