Men gan tăng cao là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bất ổn của lá gan, do đó nhiều người thường thắc mắc “bị men gan cao nên ăn uống gì?”. Nếu người bệnh cứ để tình trạng men gan cao kéo dài thì sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường, thậm chí về lâu dài còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy, ICondom sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin về bệnh lý này và 5 loại thực phẩm rất tốt cho người bị men gan cao.
Men gan cao là gì
Men gan thực chất là một loại enzyme có trong các tế bào gan. Ở người bình thường, khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa sẽ có một lượng men gan được phóng thích vào máu với nồng độ <40UI/L. Các chỉ số men gan bình thường cụ thể như sau:
- Alanine transaminase (ALT): 20 – 40 UI/L
- Aspartate transaminase (AST): 20 – 40 UI/L
- Gamma-glutamyl transferase (GGT): 20 – 40UI/L
- Phosphatase kiềm (ALP): 30 – 110 UI/L
Khi kết quả xét nghiệm là những con số cao hơn các chỉ số này thì người bệnh được chẩn đoán bị men gan cao. Trong đó, kết quả xét nghiệm cao gấp chỉ số bình thường dưới 2 lần là mức độ nhẹ, từ 2 đến 5 lần là mức độ trung bình, trên 5 lần là mức độ nghiêm trọng.
Các dấu hiệu của men gan cao
Khi men gan tăng gấp 3 lần chỉ số bình thường trở lên thì người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác thường về sức khỏe:
- Các nốt mụn ngứa: quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể không tốt do chức năng gan bị suy giảm, các chất độc không được đào thải hết ra bên ngoài nên tích tụ trong da và gây ngứa da.
- Mệt mỏi, ăn ngủ không tốt: chức năng gan suy giảm còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ tiêu hóa, khiến người bệnh đôi khi bị sốt nhẹ và cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, mất ngủ,..
- Mắt và da bị vàng: gan không chuyển hóa và đào thải được sắc tố mật bilirubin, sắc tố này hòa vào trong máu khiến người bệnh bị vàng mắt, vàng da.
- Một số dấu hiệu khác: đau hạ sườn phải, nước tiểu màu đậm, phân màu nhạt, mắt cá chân bị phù nề,…
Nếu gặp các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì bạn nên làm xét nghiệm đánh giá chức năng gan, đây là phương pháp duy nhất để xác định có bị men gan cao hay không.
Chế độ ăn có ảnh hưởng đến men gan không?
Câu trả lời là có. Chế độ ăn uống không lành mạnh: uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hóa chất độc hại hoặc ăn dư thừa chất dinh dưỡng có thể làm tăng men gan. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác cũng làm tăng men gan:
- Viêm gan virus: người bị viêm gan virus thường dễ tăng men gan do virus phá hủy các tế bào gan. Ngoài ra, người bị bệnh đường mật, viêm tụy, suy tim, tiểu đường,… cũng dễ tăng men gan do chức năng gan bị ảnh hưởng
- Lạm dụng thuốc: người sử dụng thuốc liều cao trong thời gian dài, đặc biệt là các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt…. sẽ khiến gan không thể chuyển hóa hết, các tế bào gan bị tổn thương dẫn đến men gan tăng cao.
Làm sao để hạ men gan về mức bình thường?
Người bệnh muốn hạ men gan xuống mức bình thường thì phải gặp bác sĩ chuyên khoa gan mật để được thăm khám, xác định nguyên nhân khiến men gan tăng, từ đó mới có cách điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân men gan tăng cao là do viêm gan virus thì cần điều trị bằng thuốc kháng virus để hạ men gan và bảo vệ gan.
Nếu men gan tăng cao do chế độ ăn uống, vận động không phù hợp thì người bệnh cần từ bỏ việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và xây dựng chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra, nếu nguyên nhân gây tăng men gan là do các bệnh lý khác thì cần điều trị các bệnh đó để làm giảm men gan.
Những loại thực phẩm tốt cho người bị men gan cao
Men gan tăng cao là dấu hiệu cho thấy tế bào gan bị tổn thương, do vậy gan không thể sản xuất đủ lượng protein cung cấp cho cơ thể, ảnh hưởng tới một số hoạt động cũng như khả năng miễn dịch của cơ thể. Người bị men gan cao cần bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm để bồi bổ, phục hồi cơ thể và tăng cường khả năng miễn dịch. Ức gà, thịt bò, thịt lợn nạc, cá, trứng, sữa, các loại đậu,… là những sự lựa chọn tuyệt vời bởi chúng rất giàu chất đạm.
Các loại thực phẩm giàu acid béo Omega-3 như cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó giúp giảm lượng triglyceride tích tụ trong gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào bữa ăn hàng ngày có thể bảo vệ tế bào gan khỏi những tổn thương do gốc tự do. Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa là trà xanh, trà atiso, quả việt quất, bông cải xanh, sô cô la đen, táo, cà tím,..
Trong tỏi chứa một hợp chất có tên là allicin có tác dụng giảm viêm, giảm lượng cholesterol xấu, hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan và hạ men gan hiệu quả.
Người bị men gan cao nên kiêng ăn gì
Lượng lớn chất béo có trong đồ ăn chiên, xào khiến gan không thể chuyển hóa hết, dẫn đến tổn thương tế bào gan và tăng men gan.
Tại gan, đường sẽ được chuyển hóa thành chất béo, việc sử dụng đồ ăn có chứa quá nhiều đường sẽ gây tích tụ chất béo trong gan và dẫn đến các bệnh lý về gan.
Đồ ăn chứa quá nhiều muối không chỉ gây ra bệnh tim mà còn làm tổn thương tế bào gan dẫn đến xơ hóa. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối còn có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
Trong quá trình nướng thịt, lượng protein biến tính sẽ tạo ra chất gây ung thư có tên benzopyrene. Ngoài ra, gia vị ướp thịt nướng chủ yếu là gia vị cay, nóng nên cũng rất có hại cho gan.
Qua những thông tin mà ICondom vừa chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc “bị men gan cao nên ăn uống gì?”. Có thể nói, đối với người bị men gan cao thì chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng gan, hạ men gan cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.
Xem thêm
Be the first to write a comment.