Những triệu chứng hậu sản luôn là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, trong đó có nổi mề đay sau sinh. Vậy nổi mề đay sau sinh là căn bệnh như thế nào? Hiện tượng nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không? Trong bài viết dưới đây, ICondom sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin tổng quan về bệnh lý này cùng các phương pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý.
Nổi mày đay sau sinh là bệnh lý như thế nào?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không?”, ICondom sẽ mang đến cho bạn một số thông tin tổng quát về chứng bệnh lý này.
Nổi mề đay sau sinh được định nghĩa là một phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng. Lúc này, trong cơ thể sẽ giải phóng một hoạt chất dị ứng điển hình là histamin cùng một số yếu tố gây viêm khác như các cytokin, bổ thể… từ đó tạo nên phản ứng viêm tại các vị trí xảy ra dị ứng. Phản ứng viêm xảy ra ở đâu thì tại đó sẽ có sự giãn mạch, tụ máu hình thành nên các chấm đỏ gọi là mề đay. Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện ở các vị trí như ngực và đùi, nhưng mề đay nặng cũng có thể lan ra khắp cơ thể thậm chí xuất hiện trên mặt, gây ngứa và mất thẩm mỹ.
Hiện nay, theo báo cáo đến từ trang web sức khỏe Heathline, nổi mề đay sau sinh là một trong những triệu chứng phổ biến sau sinh ở các mẹ bầu. Có tối thiểu 20% sản phụ đã trải qua tình trạng này, nhiều nhất là ở những thai phụ mới sinh từ 1 – 3 tháng và các sản phụ dùng phương pháp đẻ mổ.
Được nhận định là một phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể, bản thân việc nổi mề đay không gây ra các hậu quả nặng nề. Thông thường, sản phụ có thể tự khỏi sau khi ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, nổi mề đay cũng là dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nguy hiểm nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, bệnh có thể chuyển từ giai đoạn cấp sang giai đoạn mãn, kéo dài dai dẳng và gây khó khăn trong việc điều trị. Nếu nổi mề đay quá nặng, đây cũng sẽ là tiền đề dẫn đến các triệu chứng dị ứng xuất hiện ồ ạt và nguy hiểm hơn rất nhiều như hiện tượng sốc phản vệ, tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt, khó thở thậm chí tử vong.
Tại sao lại bị nổi mày đay sau sinh?
Nổi mề đay sau sinh được nhận định là một hiện tượng dị ứng, xuất hiện do tác động từ bên ngoài kích hoạt cơ thể sinh ra các phản ứng quá mẫn. Bệnh lý này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau cả từ bên ngoài và bên trong cơ thể, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như:
Nguyên nhân bên trong
Khi mang thai, nội tiết tố (hay còn gọi là các hormon) có sự thay đổi về tỉ lệ và tính chất, từ đó tác động lên hệ miễn dịch, khiến các yếu tố hình thành phản ứng miễn dịch trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài, thậm chí có thể xảy ra dị ứng với những tác nhân mà chưa có tiền sử mẫn cảm trước đó. Đây chính là một trong những nguyên nhân bên trong chủ yếu gây nên bệnh nổi mề đay.
Ngoài ra, các vấn đề về tâm lý sau sinh như căng thẳng, stress, lo âu… cũng dễ dẫn đến hiện tượng dị ứng do cơ thể tiết ra nhiều hơn một hormone có tên glucocorticoid làm thay đổi và rối loạn các chức năng chuyển hóa đường trong cơ thể. Lượng đường tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể nhạy cảm hơn với vi khuẩn và các yếu tố khác trong môi trường.
Bên cạnh đó, thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, các vấn đề ăn kiêng hay chán ăn, thèm ăn quá mức cũng ảnh hưởng nhiều đến cơ thể của mẹ bầu và dẫn đến các đáp ứng quá mức của cơ thể, sinh ra dị ứng
Nguyên nhân bên ngoài
Có rất nhiều nguyên nhân đến từ môi trường bên ngoài có thể gây nên hiện tượng nổi mề đay ở các thai phụ, điển hình có thể kể đến như:
- Sự lây lan của các vi khuẩn, vi trùng gây nên những bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường sinh dục…
- Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, chống khuẩn… đặc biệt trong 1-3 tháng đầu của thai kỳ.
- Bị đốt bởi các loại côn trùng có độc như kiến, ong, rết…
- Nổi mày đay khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, hóa chất có hại…
- Lựa chọn những loại quần áo bó sát hoặc quá chật.
- Sử dụng than tổ ong đốt trong phòng hay kiêng tắm gội sau sinh cũng rất dễ dẫn đến dị ứng, nổi mề đay do các lỗ chân lông bị bít tắc, thậm chí còn có thể xảy ra sự xâm nhập của vi khuẩn.
Thai phụ nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không?
Khi bị nổi mề đay sau sinh, thai phụ sẽ thấy một số dấu hiệu đặc trưng xuất hiện như: nổi các nốt gồ ghề trên da, có màu đỏ hoặc hồng nhạt, ấn vào sẽ thấy mất màu và có kích thước lớn bé khác nhau. Các nốt mẩn có thể tập trung tại một vùng hoặc lan ra trên toàn bộ phần da của cơ quan, tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, có thể xuất hiện tình trạng bong vảy trên các nốt sần.
Vậy nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Tuy các triệu chứng khá rõ ràng và có thể làm bệnh nhân cảm thấy lo sợ, các vết mề đay sẽ tự hết sau khi ngưng tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc các hormone trong cơ thể trở lại bình thường. Thời gian trung bình để khỏi hẳn mề đay sausinh dao động trong khoảng từ 6 đến 8 tuần. Nếu có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và được chăm sóc một cách hợp lý, thời gian hồi phục sẽ càng nhanh hơn.
Tuy nhiên, vì là bệnh lý dị ứng nên thời gian khỏi hẳn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng cơ thể của sản phụ, khả năng phục hồi của hệ miễn dịch, thực đơn ăn uống, chế độ sinh hoạt, rèn luyện hàng ngày cũng như các bệnh lý mắc phải.
Hướng điều trị nổi mề đay sau sinh hợp lý
Ngoài thắc mắc nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không thì cách điều trị hiệu quả, hợp lý cũng là một vấn đề hiện đang được nhiều người bệnh quan tâm. Nếu mề đay nổi lên quá nhiều hoặc có tiến triển bất thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một vài loại thuốc bôi ngoài da hoặc các liều thuốc kháng sinh phù hợp. Vì vậy, nếu thấy bệnh lý có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được xét nghiệm và có các biện pháp xử trí phù hợp.
Sử dụng hỗn hợp nước ấm và bột yến mạch
Bột yến mạch được biết đến là một trong những loại thực phẩm có đặc tính chống viêm và làm dịu các thương tổn, vì thế rất hay được áp dụng trong các phương pháp điều trị bệnh ngoài da. Bạn chỉ cần pha loãng bột yến mạch cùng với nước ấm sau đó thoa lên vùng da xuất hiện mề đay mẩn đỏ và ủ trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Chú ý không pha với nước quá nóng sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Sử dụng nha đam
Nha đam là một loại thực phẩm có tính mát và được biết đến với khả năng làm dịu các thương tổn tức thì. Bạn có thể mua các sản phẩm gel lô hội có sẵn hoặc dùng lô hội tươi để làm thành gel tại nhà. Cách sử dụng gel nha đam cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một lượng gel vừa đủ sau đó thoa lên vùng da xuất hiện mề đay, ủ trong khoảng từ 15 – 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Sử dụng đá lạnh
Đá lạnh là một phương pháp thường được sử dụng trong các hiện tượng dị ứng như côn trùng đốt hay nổi mẩn. Đá lạnh có khả năng hạ nhiệt tức thì, giúp các mạch máu ngoại vi dưới da co lại, hạn chế sự phóng thích histamin quá mức nên sẽ làm dịu đi các triệu chứng của phản ứng viêm. Quấn đá lạnh vào một chiếc khăn mỏng rồi đắp lên vùng da tổn thương 3 – 4 lần/ngày hoặc bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó chịu.
Sử dụng dung dịch giấm táo
Giấm táo được biết đến là một loại thực phẩm có khả năng đề kháng histamin cao, vì vậy có thể áp dụng tốt trong các trường hợp mề đay do dị ứng. Hòa loãng giấm táo và nước với tỉ lệ bằng nhau, sau đó dùng tăm bông hoặc khăn mềm thấm đều hỗn hợp lên những vùng da bị nổi mẩn. Chú ý sử dụng thường xuyên và đều đặn 2 lần/ ngày để mang lại hiệu quả rõ rệt.
Thay đổi giờ giấc sinh hoạt và vấn đề ăn uống
Để đẩy nhanh thời gian hồi phục, các mẹ bầu cũng nên chú ý thay đổi giờ giấc sinh hoạt và thực đơn ăn uống của mình sao cho phù hợp. Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin sẽ là phương pháp tuyệt vời nâng cao sức khỏe của hệ miễn dịch, đẩy lùi các bệnh dị ứng. Ngoài ra, hãy vận động thường xuyên, tránh căng thẳng, stress và chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân để hạn chế các hậu quả nghiêm trọng cũng như giúp bệnh chóng lành.
Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi “Người bệnh nổi mề đay sau sinh có tự khỏi không?”. Hy vọng bài viết sẽ có ích để các mẹ bầu có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong bệnh mề đay nói riêng và các bệnh lý da liễu khác nói chung.
Xem thêm
Be the first to write a comment.