Tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ tồi tệ hơn nếu người bệnh thực hiện các tư thế nằm và ngồi sai cách. Liệu “thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không” và nên điều chỉnh tư thế ra sao để không gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh? Để hiểu rõ hơn về tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm cùng những tư thế nằm và ngồi đúng cách, bạn đọc hãy tham khảo qua bài viết dưới đây từ ICondom nhé!
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm khởi phát khi đĩa đệm cột sống gặp tình trạng chệch nhân nhầy ra khỏi vị trí ban đầu. Chúng xuyên qua dây chằng và gây ra hiện tượng chèn ép các rễ thần kinh, xuất hiện các cơn đau nhức, tê bì tay chân. Trên thực tế, thoát vị đĩa đệm còn có thể dẫn đến cơn đau thần kinh tọa (lan từ thắt lưng xuống chân).
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân chính khiến thoát vị đĩa đệm khởi phát là do chấn thương nghiêm trọng ở vùng lưng (cột sống) và ảnh hưởng trực tiếp đến đĩa đệm khiến chúng bị thoái hóa, nứt, rách. Và chủ yếu bao gồm các nguyên nhân phổ biến khác như sau:
- Nằm, ngồi hoặc đứng sai tư thế, đặc biệt là khi mang vác vật nặng.
- Vận động mạnh thường xuyên.
- Quá trình lão hóa của người cao tuổi diễn ra nhanh hơn, đĩa đệm và cột sống dễ bị tổn thương.
- Có tiền sử hoặc đang mắc bệnh lý về cột sống như gù cột sống, thoái hóa cột sống.
- Yếu tố nguy cơ: Di truyền, thừa cân béo phì, đặc thù nghề nghiệp (mang vác nặng thường xuyên, lao động chân tay,…).
Biểu hiện thường gặp
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy từng tình trạng của mỗi người bệnh. Điển hình là một số biểu hiện thường gặp như sau:
- Tay chân xuất hiện tình trạng đau nhức hoặc các cơn đau đột ngột ở cổ, vai, gáy lan dọc theo dây thần kinh tọa và toàn bộ chi dưới. Điều này làm hạn chế hoàn toàn khả năng vận động của người bệnh.
- Tay chân bị tê bì, rối loạn cảm giác, ngứa râm ran như bị kiến bò trong cơ thể.
- Các cơ yếu dần. Nếu để lâu ngày không điều trị sẽ dễ dẫn đến nguy cơ teo chân hoặc thậm chí liệt toàn bộ các chi, phải ngồi xe lăn.
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?
Chỉ cần nằm hoặc ngồi sai tư thế cũng có thể khiến tình trạng lệch đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn trong quá trình điều trị. Do đó, lựa chọn tư thế nằm và ngồi đúng không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức mà còn giúp đẩy lùi bệnh thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên nằm quá nhiều hoặc ngồi quá nhiều, thời gian nằm tiêu chuẩn là 8 tiếng vào ban đêm khi ngủ và 1 – 2 tiếng vào các thời điểm nghỉ ngơi khác trong ngày.
Các tư thế nằm và ngồi đúng cách cho người bệnh
Tư thế nằm đúng cách
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tham khảo 5 tư thế nằm đúng cách dưới đây để có giấc ngủ ngon và hạn chế các cơn đau nhức về đêm:
Tư thế nằm nghiêng và kê gối
Tư thế nằm này sẽ không tạo áp lực lớn lên cột sống và đĩa đệm, từ đó giúp người bệnh ngủ thoải mái hơn. Tốt nhất là nên nghiêng người về bên phải vì nghiêng bên trái sẽ tạo sức ép lên tim. Sau đây là cách nằm đúng:
- Nghiêng toàn bộ cơ thể sang bên phải sao cho vai phải tiếp xúc với mặt giường.
- Kê 1 chiếc gối vào giữa sao cho hai đầu gối chạm vào gối
- Có thể kê thêm 1 chiếc gối ngay dưới thắt lưng.
Tư thế nằm nghiêng và chân co về bụng
Cột sống được kéo giãn hiệu quả hơn với tư thế nằm này, từ đó giảm nguy cơ chèn ép đĩa đệm gây ra các cơn đau nhức. Sau đây là cách nằm đúng:
- Nhẹ nhàng quay toàn bộ cơ thể sang một bên.
- Từ từ co và hướng đầu gối về bụng.
- Lưng hơi cong và cột sống được kéo giãn hoàn toàn.
Tư thế nằm sấp
Người bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ rất nên áp dụng tư thế này. Tuy nhiên, nằm sấp liên tục trong thời gian dài sẽ gây sức ép lên phổi và tim, không tốt cho quá trình hô hấp vào ban đêm. Do đó, người bệnh cần chú ý đổi sang tư thế khác sau khoảng thời gian ngắn. Sau đây là cách nằm đúng:
- Để toàn bộ mặt trước của cơ thể tiếp xúc với mặt giường.
- Có thể kê 1 chiếc gối mỏng ngay dưới phần bụng.
- Có thể kê gối lên đầu hoặc không, tùy thuộc vào mức độ thoải mái của người bệnh.
Tư thế nằm ngửa kết hợp đặt gối phía dưới đầu gối
Tư thế nằm ngửa giúp cột sống và đĩa đệm được giảm áp lực từ toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Từ đó, các cơn đau nhức được thuyên giảm và ngăn chặn được việc bệnh tiến triển nặng hơn. Sau đây là cách nằm đúng:
- Để toàn bộ vùng lưng và mặt sau của chân tiếp xúc với mặt giường.
- Có thể kê 1 chiếc gối mỏng dưới vùng lưng và hông sao cho thoải mái nhất.
- Kê 1 chiếc gối dưới đầu gối và cổ để tạo thành đường cong cho cột sống lưng, giảm áp lực cho cột sống và đĩa đệm.
Nằm ngả ngửa lưng
Tư thế này phù hợp với dân văn phòng khi nằm ngủ trên ghế tựa lưng mềm có trục xoay. Tuy nhiên, chỉ nên duy trì tư thế này trong thời gian ngắn tầm 30 phút – 1 tiếng nghỉ trưa. Sau đây là cách nằm đúng:
- Ngả từ từ toàn bộ cơ thể ra sau (phía lưng tựa của ghế) sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
- Có thể kê 1 chiếc gối mỏng ngay sau cổ nếu lưng quá dài khiến phần đầu ngả ra sau.
- Chân duỗi thẳng về phía trước hoặc để trong tư thế thoải mái.
Tư thế ngồi đúng
Bên cạnh các tư thế nằm thì việc ngồi đúng cũng sẽ giúp tránh được tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, hạn chế cong vẹo hoặc gù cột sống. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là dân văn phòng hoặc đối tượng thường xuyên ngồi làm việc nhiều nên áp dụng tư thế ngồi chuẩn sau đây:
- Ghế và bàn nên phù hợp với chiều dài lưng cũng như tầm nhìn của người ngồi.
- Khuỷu tay vuông góc với mặt bàn.
- Ngồi thẳng lưng. Khi mỏi lưng có thể kê thêm 1 chiếc gối mỏng.
- Đặt máy tính hoặc thiết bị làm việc vừa với tầm mắt. Tránh tầm mắt quá thấp dẫn đến cúi đầu nhiều, ảnh hưởng đến đốt sống cổ.
- Điều chỉnh ánh sáng phù hợp nhất.
- Điều chỉnh độ cao của ghế để chân vừa tầm, luôn chạm đất.
Lưu ý: Cách 1 tiếng nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ lưu thông máu huyết.
Cần tránh những tư thế nằm và ngồi nào?
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý tránh những tư thế nằm và ngồi sai cách khiến tình trạng thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể bao gồm các tư thế như sau:
- Ngồi đè lên chân quá lâu khiến tĩnh mạch bị tích tụ máu. Lâu ngày sẽ khởi phát bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch ở chi dưới.
- Ngồi vắt chéo chân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đĩa đệm thắt lưng.
- Ngồi quá lâu ở một tư thế khiến chi dưới, đặc biệt là tĩnh mạch bị áp lực nặng chèn ép. Điều này dẫn đến quá trình lưu thông máu huyết chi dưới kém hiệu quả.
- Ngồi xổm hoặc ngồi chữ W thường xuyên khiến khớp gối bị nới lỏng. Hình dáng chân và dáng đi sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
- Ngồi cúi đầu quá thấp sẽ tạo áp lực lên đốt sống cổ.
Một số lưu ý khác
Bên cạnh các tư thế nằm và ngồi đúng thì người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên lưu ý thêm về một số tiêu chí như sau để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm:
- Không nên xoay người đột ngột khi đang ngủ khiến cột sống chịu áp lực lớn. Cần cẩn thận khi xoay người và đảm bảo toàn bộ cơ thể cùng xoay với nhau.
- Gối và nệm không nên quá cứng hoặc quá mềm, cần có độ lún vừa phải để cổ được nâng đỡ trong khi ngủ. Để đảm bảo chất lượng của gối thì người bệnh nên thay gối mới sau khi đã sử dụng từ 6 – 12 tháng.
- Có thể tham khảo đeo các loại đai nẹp cố định theo chỉ định của bác sĩ để hỗ trợ ổn định cột sống trong khi ngủ.
- Khi mang vác hoặc nâng vật nặng, cần đặt trọng tâm vào chân và đứng dậy từ từ. Không nên cúi lưng xuống để nâng vật lên, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ cột sống.
Giấc ngủ ngon là điều mong ước của tất cả người bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, bạn đọc cần nắm rõ cơ chế phát bệnh để kịp thời phòng ngừa cũng như các tư thế nằm và ngồi đúng cách giúp cải thiện tình trạng bệnh. ICondom hy vọng câu trả lời cho thắc mắc “thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không” trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc yên tâm hơn khi lựa chọn tư thế ngủ ngon nhé!
Xem thêm
Be the first to write a comment.