Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tiêu chảy có triệu chứng gì? Khi tiêu chảy nên làm gì? Đây là câu hỏi thường gặp nhất đối với người bệnh. ICondom sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời.
Thế nào được gọi là bệnh tiêu chảy?
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước trong phân. Số lượng và số lần đi nhiều hơn so với bình thường. Dựa vào thời gian và số lần đi vệ sinh, tiêu chảy được chia thành 3 loại chính là: Tiêu chảy cấp (vài ngày đến 1 tuần), tiêu chảy bán cấp (khoảng 3 tuần) và tiêu chảy mãn tính (khoảng 4 tuần trở lên).
Bất cứ người nào cũng có thể bị mắc bệnh tiêu chảy. Phân càng có nhiều nước và số lần đi càng nhiều, mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy càng cao. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị tử vong do tiêu chảy cao hơn người lớn bởi cơ thể trẻ em khi bị tiêu chảy sẽ mất nước rất nhanh.
Bị bệnh tiêu chảy nên làm gì
Bệnh tiêu chảy xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau như tiêu chảy do nhiễm virut, vi trùng, ký sinh trùng, do tác dụng của thuốc. Hoặc nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như bệnh viêm đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích….
Tuỳ vào nguyên nhân bị bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp
Chính vì vậy, khi bị tiêu chảy dù là ở mức độ nào, người bệnh không được coi nhẹ hay tự ý uống thuốc bừa bãi mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chữa đúng bệnh, đạt hiệu quả.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để điều trị
bệnh tiêu chảy hiệu quả.
- Bài thuốc dùng lá mơ: Hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g rồi rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo nước. Tiếp tục rã lá mơ thật nhỏ cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, rồi thêm một chút muối trộn đều, rán ăn 2 lần mỗi ngày.
- Dùng nước lá ổi chữa tiêu chảy: Hái và rửa lá ổi sạch, rồi nấu với nước khoảng 30 phút, bỏ vào 1 chút muối. Sau đó, lấy nước đã nấu này uống để trị tiêu chảy.
- Dùng gừng tươi chữa tiêu chảy: Lấy 100g gừng tươi và 5g lá chè khô. Sau đó, đun chung 2 thứ này với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo. Dùng nước vừa đun chia uống 3 lần/ ngày.
Lưu ý nếu bị tiêu chảy kèm theo những triệu chứng sau, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị ngay để tránh những nguy cơ trầm trọng xảy ra: Cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, luôn cảm thấy khát nước, có dấu hiệu khô miệng, bụng đau quằn quại, sốt, hoa mắt chóng mặt; Nước tiểu có màu sẫm, đi đại tiện ra máu hoặc phân chứa máu và chất nhầy.
Một số mẹo xử lý khi bị tiêu chảy
Đối với những trường hợp bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, không có dấu hiệu mất nước và các dấu hiệu nguy hiểm có thể xử lý theo một số mẹo dưới đây.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Khi bị tiêu chảy, cơ thể của người bệnh sẽ bị mất đi một lượng nước lớn cùng các chất khoáng và chất điện giả. Đây cũng chính là là các yếu tố quan trọng duy trì hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy, một trong những cách xử lý bệnh tiêu chảy chính là bù đắp lượng nước và các dưỡng chất thiết yếu đã bị mất đi.
- Ăn sữa chua: Ăn sữa chua là một trong những cách chữa tiêu chảy đạt hiệu quả. Nhờ hàm lượng các axit lactic có trong sữa chua, nó sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, ăn sữa chua cũng sẽ giúp sản xuất nhiều lợi khuẩn trong đường ruột giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ là phương pháp tốt nhất để chữa bệnh tiêu chảy nhanh khỏi. Chính vì vậy, khi bị tiêu chảy hãy nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơ thể người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm nhanh hơn bao giờ hết. Vì thế, khi bị tiêu chảy hãy nghỉ ngơi thật thoải mái và đặt một chai nước ấm lên bụng để giảm thiểu các cơn co thắt.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột: Thực phẩm giàu tinh bột là một trong các loại thực phẩm rất tốt cho người bị tiêu chảy. Vì thế, người bệnh cần tăng cường ăn thêm nhiều thực phẩm giàu tinh bột như cơm trắng hay cháo trắng chúng vừa giàu dinh dưỡng lại giúp chữa trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại: Khi bị tiêu chảy, người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm gây hại như: Phô mai, sữa hay bất cứ thực phẩm nào chế biến từ sữa. Việc ăn nhiều các loại thực phẩm có đường sữa sẽ khiến bệnh tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Qua những lời khuyên hữu ích đối với bệnh tiêu chảy nêu trên, hi vọng sẽ cung cấp thêm thông tin bổ ích cũng như giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn đọc có thể gọi điện đến Hotline để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Be the first to write a comment.