5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày nay trở thành căn bệnh phổ biến, ở có người độ tuổi trung niên, lao động nặng, ngồi nhiều, thừa cân là những đối tượng mắc bệnh cao nhất. Hãy cùng ICondom tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và các bài thuốc từ những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân bệnh Thoát vị đĩa đệm

  • Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương
  • Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương. Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.
  • Do chấn thương ở vùng lưng. Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
  • Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…
  • Yếu tố di truyền

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
  • Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm
  • Đi giày cao gót: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm là gì?

Biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

  • Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn.
  • Cử động bất tiện, khả năng ưỡn lưng hay cúi thấp khó.
  • Tê hoặc yếu 2 chi. Ngón chân cái khó gấp – duỗi, cảm giác tê thể hiện rõ ở phần mu bàn chân và mông.
  • Đau tăng khi ngồi, nằm nghiêng, ho, hắt hơi hoặc đại tiện. Khi nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng. Để giảm đau nhức, người bệnh có xu hướng đứng vẹo một bên.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có biểu hiện

  • Đau hoặc cứng vùng cổ, vai gáy, lan đến 2 bả vai.
  • Nhức mỏi dọc vùng gáy.
  • Đau nhức, bị tê ở ngón tay cái của bàn tay, cổ tay, mất cảm giác các vùng.
  • Đau tăng khi xoay cổ, ưỡn cổ, làm việc nhiều hoặc lái xe.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, nhức đầu, chóng mặt.
  • Cử động của cánh tay kém linh hoạt do bị mất lực, suy nhược cơ bắp tay, khó khăn trong cầm nắm đồ vật.
  • Cơn đau xảy ra liên tục hoặc ngắt quãng. Cổ bị đau tăng khi nghiêng, xoay, cúi, ngửa cổ hay hắt hơi, ho.

Chẩn đoán để tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y tế nào

Chẩn đoán lâm sàng

Giai đoạn đau cấp

Cơn đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc gắng sức quá mức. Tình trạng đau tái phát khi vận động quá sức tại vùng này. Đĩa đệm lồi ra sau hoặc vòng sợi lồi ra sau mà vòng sợi không bị tổn thương.

Giai đoạn chèn ép rễ

Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng rễ: đau lan xuống chân, đau khi di chuyển, hắt hơi, rặn. Vào lúc này, vòng sợi đã bị đứt, một phần hoặc toàn bộ nhân nhầy tụt ra phía sau, gây chèn ép rễ. Tình trạng thoát vị có thể kéo theo các thay đổi: phù nề mô xung quanh, ứ đọng tĩnh mạch…

Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp X quang quy ước

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Cây thuốc nam chữa bệnh thoát vi điã đệm

  • Tiết kiệm chi phí: Nguồn nguyên liệu điều chế nên các bài thuốc Nam có nguồn gốc trong tự nhiên, ngay trong vườn nhà, do đó, người bệnh không mất chi phí mua nguyên vật liệu. Hơn nữa với phương pháp này, bạn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần phải đến gặp bác sĩ thường xuyên nên tiết kiệm được một khoản đáng kể.
  • An toàn: Thành phần của các bài thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, với những tác dụng chữa bệnh cụ thể, an toàn với sức khỏe người bệnh, không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc Tây.
  • Hiệu quả: một số người bệnh nhẹ sau một thời gian sử dụng các bài thuốc từ dân gian đã nhận được sự chuyển biến tích cực.

Mặc dù các bài thuốc nam dân gian chữa thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả khá tốt nhưng các bài thuốc từ dân gian chỉ phù hợp với người bệnh trong giai đoạn đầu với cơ địa phù hợp. Hơn nữa, để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian dài. Trong quá trình sử dụng các bài thuốc này, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ chuyên môn càng sớm càng tốt.

Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với sữa tươi

Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt, sữa tươi

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho lá lốt đã rửa vào máy xay xay nhuyễn, chắt lấy nước
  • Đổ sữa vào nước lá lốt thu được khuấy đều
  • Sử dụng liên tục 20 ngày để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam với xương rồng bẹ

Chuẩn bị nguyên liệu: 2 – 3 nhánh xương rồng, cá lóc, gia vị, rau thơm

Cách thực hiện:

  • Xương rồng loại bỏ hết gai, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ nhựa
  • Thái xương rồng thành miếng nhỏ vừa ăn
  • Cá làm sạch, cắt khúc, nêm gia vị vừa
  • Cho dầu ăn vào nồi phi cùng hành khô cho đến khi có mùi thơm rồi cho xương rồng vào đảo, cho thêm chút nước
  • Cho cá lóc vào om cùng, bỏ gia vị vừa đủ
  • Khi cá săn lại, đổ thêm nước vào đun sôi khoảng 10 phút rồi tắt bếp

Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá ngải cứu

Chuẩn bị nguyên liệu: ngải cứu, mật ong, muối hạt

Cách thực hiện bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu như sau:

  • Pha muối vào cốc nước lọc nhỏ rồi đem đun sôi, để nguội.
  • Ngải cứu đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
  • Cho ngải cứu, nước muối vào máy xay, vắt lấy nước
  • Thêm mật ong vào dung dịch thu được, khuấy đều
  • Chia thành 2 lần, uống trong ngày