SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen – độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi.
Hiểu cách khác, SpO2 chính là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin). Người ta vẫn thường ví von SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở.
Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng đo oxy xung – một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn (Không liên quan đến việc đưa các dụng cụ vào cơ thể). Nó hoạt động bằng cách phát ra và sau đó hấp thụ một sóng ánh sáng truyền qua các mạch máu (hoặc mao mạch) trong đầu ngón tay. Một biến thể của sóng ánh sáng truyền qua ngón tay sẽ cho giá trị của phép đo SpO2 vì mức độ bão hòa oxy gây ra các biến đổi về màu của máu.
Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩnSpO2 từ 97 – 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
SpO2 từ 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng
Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn giống như của người lớn, đó là trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo cho y bác sĩ
Về mặt y khoa, sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào oxy bão hào trong máu động mạch, gọi tắt là SaO2. Trên 1 người bình thường thì SpO2 thấp gián tiếp chỉ báo SaO2 thấp, nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Trường hợp SpO2 1% mà bệnh nhân còn sống
SpO2 1% còn sống thì chỉ có 3 khả năng là
+ Đo sai, khả năng này rất cao nếu bác sỹ trình độ kém hoặc người dân không biết đo
+ Máy đo sai: khả năng này cũng cao, nếu mua máy dỏm thì nó sai là chuyện dễ hiểu
+ Không biết vì nguyên nhân nào đó mà máu nó không/ít lên tới đầu ngón tay hoặc ứ lại ở đầu ngón tay ngay lúc đo: khả năng này thấp
Yếu tố ảnh hưởng tới độ chính xác của máy đo SpO2
Trên thực tế, chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn mà sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
- Độ sai lệch của thiết bị đo (thường là ± 2%);
- Hemoglobin bất thường;
- Bệnh nhân cử động khi đo;
- Tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch hoặc hạ thân nhiệt nặng;
- Bị nhiễu ánh sáng trong phòng khi đo;
- Sắc độ của móng tay, móng chân (nếu sử dụng dụng cụ đo SpO2 bằng cách kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân)
Khi cơ thể không đủ oxy, gây thiếu oxy máu (hạ chỉ số SpO2) là tình trạng rất nguy hiểm. Nguyên nhân là vì nếu máu thiếu oxy, não, gan và nhiều cơ quan khác trên cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc nắm rõ lượng oxy trong máu, có phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm.
Bài viết tham khảo từ Các Bác sĩ có chuyên môn
Xem thêm
Be the first to write a comment.