Trong y học cổ truyền, có rất nhiều vị thuốc đông y có tác dụng chữa bệnh vô cùng tốt. Bạn lo ngại các tác dụng phụ của thuốc tây y nhưng còn băn khoăn không biết “có nên dùng thuốc đông y để điều trị đau nhức xương khớp không?”. Hãy cùng ICondom tìm hiểu câu trả lời ngay dưới đây nhé!
Ưu – nhược điểm khi chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc đông y
Đau nhức xương khớp thường là các bệnh mạn tính, hay gặp ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là người già, do xương khớp bị thoái hóa, dễ tổn thương.
Từ xa xưa, trước khi y học hiện đại phát triển, thì các thuốc đông y đã được sử dụng phổ biến để chữa bệnh cho con người. Các thuốc đông y được sử dụng để điều trị bệnh dựa trên học thuyết âm – dương, ngũ hành, bát cương bát pháp. Mỗi vị thuốc có tác dụng điều trị riêng, phụ thuộc tính, vị, quy kinh.
Vì thế, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thuốc đông y để điều trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc đông y, đặc biệt nên tham khảo ý kiến chuyên môn của các bác sĩ đông y trước khi dùng. Nếu sử dụng đúng cách sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tốt. Ngược lại, không biết cách sử dụng, phối hợp thuốc không đúng sẽ đem lại hậu quả vô cùng nặng nề.
Ưu điểm khi dùng thuốc đông y để điều trị đau nhức xương khớp:
- Độ an toàn cao: thuốc đông y được phối hợp từ những vị thuốc, thảo dược tự nhiên, lành tính. Đa số ít độc hơn các thuốc tây y nếu biết cách sử dụng.
- Đem lại hiệu quả điều trị tốt: giúp hoạt huyết, bổ huyết, bổ khí, thông kinh hoạt lạc, mạnh gân cốt. Vì thế, có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị đau nhức xương khớp. Các bài thuốc được ghi chép trong những sách đông y như Hải Thượng y tông tâm lĩnh của Hải Thượng Lãn ông, hay Thần nông bản thảo kinh được nhiều người áp dụng cho kết quả điều trị vô cùng tốt.
- Phổ biến, dễ kiếm: một số vị thuốc như gừng, nghệ, mật ong, ngải cứu,… rất dễ tìm kiếm, thậm chí là được trồng trong vườn của mỗi gia đình.
- Hình thức sử dụng đa dạng: có thể sắc uống hoặc dùng ngoài như xông hơi, tắm, chườm, bôi ngoài da,…
- Một số vị thuốc có thể sử dụng lâu dài mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hay sinh ra tác dụng phụ. Đây chính là ưu điểm vượt trội so với thuốc tây y chỉ nên dùng trong thời gian ngắn.
- Có thể kết hợp với châm cứu, bấm huyệt: sự phối hợp này cũng đem lại hiệu quả điều trị tốt, giúp thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, tuần hoàn.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, bạn cũng nên lưu ý một số nhược điểm sau:
- Tốn thời gian: khác với thuốc tây y có thể sử dụng ngay, thuốc đông y cần phải trải qua quá trình chế biến, thái, sao (như sao vàng, sao cháy, sao đen, sao cháy), sắc thuốc tốn nhiều thời gian.
- Mùi vị khó uống: một số vị thuốc có mùi vị khó chịu như đắng, tanh,… Với những người lần đầu sử dụng, có thể sẽ gặp khó khăn khi uống.
- Tác dụng chậm, từ từ: các bài thuốc đông y muốn đem lại hiệu quả điều trị tốt thì người bệnh cần phải sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài, có thể đến vài tuần hoặc vài tháng.
- Mặc dù thuốc đông y được xem là tương đối lành tính và an toàn. Tuy nhiên vẫn có những vị thuốc có độc tính, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng như lá ngón, mã tiền tử, ô đầu, phụ tử,… Một lượng nhỏ mã tiền tử chưa chế biến cũng có thể gây tử vong.
Các bài thuốc đông y chữa đau nhức xương khớp
Bạn lo lắng tác dụng phụ của thuốc tây y, muốn sử dụng thuốc đông y để điều trị đau nhức xương khớp. Vậy bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đông y để trị đau nhức xương khớp mà ICondom đề xuất dưới đây
Bài thuốc tứ diệu thang
Bài thuốc này có tác dụng điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, đặc biệt điều trị đau nhức ở chân. Tứ diệu thang là sự kết hợp của 4 vị thuốc: thương truật, hoàng bá, ngưu tất, ý dĩ.
Chuẩn bị thương truật (20g), ngưu tất (16g), hoàng bá (12g), ý dĩ (30g), sau đó đem sắc. Uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục, đều đặn sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Bài thuốc phối hợp thiên niên kiện với can khương, xuyên khung và một số vị thuốc khác
Thiên niên kiện vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng điều trị đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, thông kinh hoạt lạc. Có thể phối hợp thiên niên kiện với can khương, xuyên khung, quế chi, thương truật,… để tăng hiệu quả điều trị.
Chuẩn bị thiên niên kiên, uy linh tiên, can khương, xuyên khung, quế chi, ngưu tất, thương truật, phụ tử, mỗi vị 8g, phối hợp với ý dĩ (12g). Sau đó đem sắc uống. Khi thuốc sôi thì hạ nhỏ lửa. Uống mỗi ngày một thang như trên, chia làm 2 lần sáng, tối. Áp dụng đều đặn để đem lại kết quả tốt.
Lưu ý: người âm hư hỏa vượng, táo bón không nên dùng thiên niên kiện.
Sắc ngải cứu
Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng giảm đau nhức xương khớp. Flavonoid trong ngải cứu cũng có tác dụng giảm đau rất tốt. Ngoài ra, một số thành phần trong ngải cứu còn có hiệu lực gây tê.
Bạn chỉ cần dùng ngải cứu tươi hoặc khô rửa sạch, sau đó sắc uống. Ngải cứu có vị đắng nên sẽ khó uống đối với một số người. Vì vậy, bạn có thể thêm 1-2 thìa mật ong vào nước sắc ngải cứu. Mật ong vừa làm tăng tác dụng của ngải cứu, vừa có tác dụng điều vị, giúp thuốc dễ uống hơn.
Bài thuốc ngâm chân với nước muối và gừng
Tinh dầu và các hoạt chất trong gừng như Zingiberen,… có tác dụng giảm đau tương đối tốt. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm, pha thêm một ít muối trắng và gừng đã thái lát. Bài thuốc này có tác dụng giảm đau khớp cổ chân. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, mỗi lần ngâm chân từ 20-30 phút. Điều này sẽ có tác dụng tốt cho xương khớp của bạn.
Bài thuốc từ dây chìa vôi
Chìa vôi là vị thuốc tính mát, có tác dụng hành khí, giải độc, chữa đau nhức xương khớp như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,… Theo y học hiện đại, các hoạt chất có trong chìa vôi như saponin, vitamin C, glucid,… giúp giảm viêm, giảm sưng nên có tác dụng trong điều trị đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện: chuẩn bị dây chìa vôi (20g), dây đau xương (15g), lá lốt (15g), đem rửa sạch, để ráo. Sau đó sao vàng rồi sắc với lửa nhỏ. Chia nước đã sắc thành 3 lần, uống mỗi ngày một thang. Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Bài thuốc phối hợp tang ký sinh với đan sâm, hoàng bá
Bài thuốc này có tác dụng chữa đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp. Theo y học cổ truyền, bài thuốc này phù hợp với những bệnh nhân đau nhức xương khớp do thận âm hư.
Phối hợp tang ký sinh (30g), hoàng tinh (14g), cát căn (15g), đan sâm (15g), hoàng bá (12g), xuyên đoạn (12g), đương quy (10g), hà thủ ô (10g), câu kỳ tử (12g), đem sắc. Uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần, sáng, tối.
Bài thuốc từ dây đau xương
Dây đau xương là dược liệu phổ biến dùng để chữa đau nhức xương khớp. Dây đau xương chứa một lượng lớn alkaloid, có tác dụng giảm đau, chống viêm, trừ thấp, chữa thoái hóa khớp. Người có thể trạng hàn cần thận trọng khi sử dụng dây đau xương.
Bạn có thể sử dụng dây đau xương theo các cách sau:
- Cách 1: Lá dây đau xương đem rửa sạch, để khô, sau đó đem đi giã nhỏ rồi trộn cùng với một chén rượu. Cuối cùng, đắp lên khớp đang bị viêm.
- Cách 2: thân dây đau xương đem thái chỉ, sao vàng (để lửa nhỏ, sao cho đến khi dược liệu khô tay), ngâm rượu. Uống đều đặn mỗi ngày 3 lần sẽ làm giảm cơn đau của bạn. Hoặc chế cao cũng cho tác dụng tương tự.
- Dây đau xương phối hợp với cốt khí củ, cam thảo, gối hạc, cỏ xước và lá lốt sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần sáng, tối để điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp.
Bài thuốc sử dụng lá và thân cây đinh lăng
Đinh lăng là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ khí, bổ huyết. Đây cũng là một vị thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp cho hiệu quả cao. Rễ đinh lăng thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể. Còn trong điều trị đau nhức xương khớp, lá và thân cây đinh lăng được sử dụng nhiều hơn.
Bạn có thể sử dụng đinh lăng để điều trị theo các cách dưới đây:
- Cách 1: lá đinh lăng (40g) rửa sạch, đem giã nát. Sau đó đắp trực tiếp lên vị trí khớp viêm. Thực hiện liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ đem lại hiệu quả tốt.
- Cách 2: thân và cành, cắt nhỏ, rửa sạch, đem sắc với lửa nhỏ. Uống trước khi ăn, ngày 2 lần.
Mặc dù sử dụng thuốc đông y để điều trị đau nhức xương khớp cho hiệu quả tốt, tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách sẽ đem lại tác hại cho sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y trước khi sử dụng thuốc. Hy vọng những thông tin mà ICondom đề cập trong bài viết này sẽ có ích cho bạn trong quá trình điều trị.
Xem thêm
Be the first to write a comment.