5/5 - (3 bình chọn)

Khi nào thì cơn gò chuyển dạ bắt đầu và có cảm giác như thế nào? Cách nhận biết cơn gò chuyển dạ đau như thế nào? ở tuần thứ bao nhiêu?

Cơn gò chuyển dạ là gì

Cơn gò chuyển dạ được phân thành hai loại đó là cơn gò chuyển dạ đủ tháng thường diễn ra sau 37 tuần và cơn gò chuyển dạ sinh non thường từ tuần 22 đến tuần thứ 37 trong thai kỳ. Khi có cơn gò chuyển dạ thật sự, thai phụ sẽ thấy các cơn đau tăng dần lên, kéo dài hơn, tần suất cũng dồn dập và sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.

Vậy cơn gò sinh lý khác gì cơn gò chuyển dạ thật

Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ, thường không đều và không có tính chu kỳ.

Đặc điểm của cơn gò sinh lý

  • Cơn gò sinh lý chỉ là cơn gò nhẹ, diễn ra trong 30-60 giây, mỗi ngày vài lần;
  • Cơn gò không gây đau đớn nhưng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.
  • Nó thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng bầu, cũng có thể sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục hay khi bàng quang căng đầy nước.
  • Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian, không làm thay đổi cổ tử cung.
  • Cơn gò này cũng không có dấu hiệu của việc tăng dần hay ngày càng đau và nhiều hơn.
  • Có thể xuất hiện khi mẹ cảm thấy mệt, đi lại nhiều.

Đặc điểm Cơn gò khi chuyển dạ thật

  • Khi cơn gò chuyển dạ đến thai phụ sẽ cảm thấy đau vùng bụng dưới, khu vực lưng. Cơn đau tăng dần và lan dần khắp vùng bụng, không chỉ vậy mà mẹ còn có thể cảm thấy đau cả 2 bên bắp đùi và 2 bên sườn.
  • Đặc biệt khu vực vùng xương chậu có cảm giác căng cơ, bị chèn ép rất mạnh.
  • Đau do cơn gò chuyển dạ có cảm giác như đau bụng kinh nhưng với một cường độ mạnh hơn.
  • Cơn co liên tục xuất hiện dù mẹ đã ngồi nghỉ ngơi nhưng cũng không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bắt đầu xuất hiện hiện tượng bung nút nhầy, ra máu màu hồng nhạt

Cách phân biệt chuyển dạ thật – chuyển dạ giả (cơn gò sinh lý)


Chuyển dạ giả – Chuyển dạ thật
Thời điểm bắt đầu xảy raThường gặp từ tam cá nguyệt thứ 2 trở điTuần thai thứ 37 trở đi. Cơn chuyển dạ thật xuất hiện ở thời điểm sớm hơn được gọi là chuyển dạ sanh non..
Dấu hiệu đặc trưngNhững cơn gò xuất hiện lúc mạnh lúc yếu Cơn gò mạnh, đau, đi kèm tình trạng chuột rút với cường độ tăng dần.
Vị trí cơn gò xuất hiệnMặt trước của bụng.Bắt đầu từ phía sau, bao quanh bụng.
Thời gian diễn ra30 giây – 2 phút30 – 70 giây, càng lúc càng lâu.
Tần suấtKhông thường xuyên, không lặp lại theo chu kỳ.Lặp lại với tần suất tăng dần, khoảng cách giữa các cơn gò ngày càng gần nhau.
Thời điểm chấm dứtCó thể biến mất khi thai phụ nghỉ ngơi, thay đổi vị trí, uống nước… Không chấm dứt mà cơn gò ngày càng dồn dập.

Mẹo giúp giảm đau những cơn gò xuất hiện

Khi cơ thể xuất hiện cơn gò tử cung khi mang thai thì mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giúp giảm đau:

  • Nếu là cơn gò sinh lý, mẹ nên tắm nước ấm hoặc uống một ly nước ấm có thể giúp làm dịu cơn đau.
  • Khi cảm thấy đau, mẹ bầu có thể thử hít thở chậm hoặc thay đổi tư thế nằm.
  • Cố gắng ngủ một vài giấc ngủ ngắn trong ngày, ăn uống chút gì đó hoặc massage thư giãn, nghe nhạc,…
  • Mẹ bầu không nên xoa bụng hoặc se đầu ti vào những tuần “nhạy cảm” vì dễ có nguy cơ sinh non

Cách phòng ngừa chuyển dạ giả – cơn gò sinh lý

Không có cách phòng ngừa tuyệt đối hiện tượng chuyển dạ giả. Bởi lẽ, thai phụ nào cũng trải qua cơn gò chuyển dạ giả ít nhất một vài lần. Nếu kiểm soát tốt, bạn sẽ giảm bớt tần suất xuất hiện của các cơn gò Braxton Hicks. Để làm được điều này, bạn nên:

  • Uống đủ nước: tối thiểu 2 – 2,5l/ngày;
  • Tránh vận động quá mạnh: Không tập các bài tập cường độ cao. Thay vào đó, hãy chọn những bộ môn có lợi cho sức khỏe mẹ bầu như yoga, bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng… Ngoài ra, cần tránh đứng quá lâu trong ngày;
  • Không nhịn tiểu: để giảm tải áp lực cho bàng quang; 
  • Hạn chế sinh hoạt tình dục trong những tháng cuối thai kỳ;
  • Khám thai đúng lịch để bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.