Trong quá trình “ vượt cạn” cổ tử cung là bộ phận thay đổi, giãn nở nhiều nhất. Đóng vai trò quan trọng trong việc con yêu của bạn chào đời có an toàn hay không? Vậy hãy nhận biết ngay dấu hiệu cổ tử cung mở dưới đây.
Cách nhận biết dấu hiệu cổ tử cung mở
Trong suốt 39 – 40 tuần mang thai và sinh con, các bộ phận trên cơ thể người mẹ có những sự thay đổi diệu kỳ đặc biệt là cổ tử cung. Và thời khắc chuyển dạ là lúc mẹ bầu cảm nhận được dấu hiệu cổ tử cung mở rõ nhất.
Xuất hiện cơn gò tử cung
Đây là những cơn co thắt diễn ra với tần suất liên tục, kéo dài trong 30 giây và thời gian xảy ra các cơn co là 5-10 phút.
Theo rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học, thời điểm xuất hiện các cơn co chuyển dạ thường khoảng giữa đêm đến 4h sáng. Nguyên nhân của hiện tượng này là hormone estriol và oxytocin – hai loại hormone ở thai phụ làm cho tử cung co thắt và cổ tử cung giãn nở nhiều nhất sẽ đạt đỉnh điểm vào ban đêm.
Ban đêm cũng là thời điểm mà người ta cảm thấy an toàn, ít phân tâm. Chuyển dạ ban đêm cũng có lợi, các thành viên trong gia đình đều ở nhà và hỗ trợ mẹ bầu “vượt cạn” thành công.
Âm đạo tiết chất nhầy
Đi kèm với những cơn gò từ nhẹ đến mạnh với tần suất dày đặc thì mẹ bầu cũng thấy xuất hiện chất nhầy. Quan sát ở đáy quần lót có chút máu đỏ, dấu hiệu cổ tử cung đã mở, quá trình sinh nở có thể diễn ra.
Cuối thai kỳ, tử cung trở nên mỏng và giãn ra nhiều hơn để mở hoàn toàn cho đầu bé chui ra. Sự giãn nở này có thể làm các mạch máu ở cổ tử cung bị rách, dịch nhầy có nhuốm chút máu. Vì thế mẹ bầu thấy có chút máu đỏ lẫn dịch thì không đáng lo ngại.
Vỡ ối
Khi vừa chuyển dạ thì màng ối vẫn còn, ối chưa bị vỡ. Nếu chuyển dạ thuận lợi thì màng ối vỡ khi cổ tử cung mở được 5-6 cm hoặc mở gần hết.
Dấu hiệu cổ tử cung mở là vỡ ối. Mẹ bầu sẽ thấy một dòng nước trong cơ thể nhỏ giọt liên tục rỉ ối hay chảy ào ạt không kiểm soát vỡ ối.
Nếu chưa chuyển dạ chị em đã vỡ ối thì gọi là ối vỡ non. Còn khi đã chuyển dạ hoặc cổ tử cung mở được 4cm thì gọi là vỡ ối sớm. Nếu thời gian vỡ ối càng lâu thì nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn từ âm đạo lan lên tử cung cao hơn. Ối đã vỡ trên 6h mà mẹ chưa sinh bé thì khả năng nhiễm khuẩn tăng lên và gây nguy hiểm.
Dấu hiệu tử cung mở sớm
Cổ tử cung mở sớm là là cổ tử cung mở trước khi bắt đầu vào chuyển dạ. Thời điểm này tử cung yếu, không thể đóng kín, khiến cho mẹ bầu có thể sinh sớm hơn dự kiến. Vì thế trong các lần khám thai ở những tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý các triệu chứng:
- Đau lưng
- Cảm thấy vùng chậu trở nên đau mỏi, nặng nề
- Khi xuất hiện cơn gò nhẹ, hơi đau giống như đau bụng kinh
- Dịch âm đạo nhiều hơn và loãng hơn
- Thấy hiện tượng chảy máu nhẹ
- Chảy máu nhẹ
- Nếu những dấu hiệu này khiến bạn khó chịu thì hãy tìm bác sĩ để được thăm khám và can thiệp sớm.
Đo độ mở của tử cung để biết mẹ bầu chuyển dạ đến đâu
Khi những cơn chuyển dạ bắt đầu, cổ tử cung đã mở vì bị áp lực bởi các cơn co bóp. Tử cung sẽ mỏng dần để bé lọt qua đường âm đạo thuận lợi.Khi bác sĩ thấy cổ tử cung mở 10 phân thì thời điểm sinh nở đã bắt đầu.
Cổ tử cung từ khi đóng kín đến khi mở hoàn toàn để bé lọt qua tử cung đến âm đạo sẽ diễn ra trong 4 giai đoạn.
- Chuyển dạ sớm khi cổ tử cung mở 0-3 cm
- Chuyển dạ tích cực khi cổ tử cung mở 4-7 cm
- Chuyển dạ chuyển tiếp là khi cổ tử cung mở 8-10 cm
- Cổ tử cung mở hoàn toàn 10 cm, bé yêu có thể chào đời
Một số trường hợp cổ tử cung không mở hoặc mở chậm thì người mẹ sẽ gặp trục trặc trong quá trình sinh tự nhiên, thời gian chuyển dạ kéo dài, cơn đau kéo dài, thai phụ mệt mỏi. Vậy nguyên nhân hiện tượng cổ tử cung không mở là gì?
- Do rối loạn cơn gò trong ngày dự sinh hoặc thời điểm chuyển dạ
- Cổ tử cung xơ cứng vì đã từng bị tổn thương viêm nhiễm, nạo hút thai nhiều lần.
- Sẹo xơ do thực hiện thủ thuật đốt điện cổ tử cung
Nếu gặp hiện tượng này thì các bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp để cổ tử cung mở là tách ối, đặt túi nước vào buồng tử cung, hướng dẫn se đầu vú hoặc dùng thuốc để tăng co bóp. Khi đã dùng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Làm sao để cổ tử cung mở nhanh?
Phần đầu của bé sẽ bị đẩy xuống trước và cọ sát với tử cung để kích thích tiết hormone thúc đẩy quá trình giãn nở. Để cổ tử cung mở nhanh, mẹ bầu hãy thực hiện các cách đơn giản sau:
Đi bộ: Đây là biện pháp vận động nhẹ nhàng, có sự kết hợp giữa sự chuyển động và trọng lượng cơ thể giúp làm tăng áp lực khiến đầu bé dồn xuống tử cung.
Kích thích núm vú: Việc chà xát núm vú cũng thúc đẩy quá trình sinh nở. Làm tăng tốc độ giải phóng oxytocin – chất gây co bóp tử cung.
Sử dụng bóng tập thể dục: Chị em có thể ngồi lên quả bóng tập thể dục, sau đó dang rộng chân và tập vận động nhẹ nhàng.
Trên đây là những dấu hiệu cổ tử cung mở, mẹ bầu hãy ghi nhớ để “vượt cạn” thành công, đón con yêu chào đời khỏe mạnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Be the first to write a comment.