Bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ nói chung, cũng là giai đoạn dễ điều trị khỏi hoàn toàn nhất. Nhưng không nhiều người phát hiện được bệnh từ lúc này do không chú ý tới những dấu hiệu rõ rệt nhất của trĩ nội độ 1.
Theo nghiên cứu của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35 – 50%. Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Tỉ lệ này cao hơn cả ở khu vực thành thị và so sánh về giới thì nam giới mắc trĩ nhiều hơn nữ. Bệnh trĩ chia thành 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó, bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất, khởi phát của trĩ nội, khi búi trĩ mới bắt đầu hình thành.
3 dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1
Nhìn chung, bệnh trĩ nội độ 1 khó phát hiện nhất trong số tất cả các giai đoạn của bệnh trĩ. Tại sao lại như vậy? Chủ yếu là do sự lơ là, chủ quan của mỗi người với những biểu hiện bất thường có phần mờ nhạt của cơ thể.
Bệnh trĩ nội độ 1 không gây ra những ảnh hưởng rõ rệt cho sức khỏe nên người bệnh thường dễ dàng bỏ qua và không thăm khám sớm. Nếu chú ý tới sức khỏe và thăm khám định kỳ, bạn sẽ phát hiện được 3 dấu hiệu chính của trĩ nội độ 1:
- Hậu môn có cảm giác ngứa khó chịu: ở giai đoạn 1 của bệnh trĩ nội, búi trĩ manh nha xuất hiện, chưa hình thành rõ ràng nhưng sẽ gây cảm giác ngứa rất khó chịu ở hậu môn. Cảm giác này càng rõ rệt hơn sau khi bệnh nhân đại tiện xong nhưng sau đó sẽ nhanh chóng biến mất.
- Chảy máu khi đại tiện: dấu hiệu này cũng không xuất hiện thường xuyên nhưng nếu để ý quan sát có thể dựa vào nó để phát hiện được bệnh trĩ nội độ 1. Người bệnh có thể bị chảy máu khi đi đại tiện, máu đỏ tươi hoặc hồng nhạt dính trên phân, dính trên giấy vệ sinh sau khi lau chùi.
- Đại tiện khó khăn: Mặc dù chưa xuất hiện búi trĩ và không thường xuyên thấy chảy máu khi đại tiện thì có 1 dấu hiệu khá rõ ở bệnh trĩ nội độ 1, đó là cảm giác đau và khó đại tiện. Bệnh nhân thường cần dùng sức rặn mới có thể đại tiện được, đau tức khó chịu ở vùng hậu môn và cảm giác ê ẩm còn kéo dài khoảng 10 – 15’ sau đó.
Ở giai đoạn mắc bệnh trĩ nội độ 1, bệnh nhân chưa thể phát hiện được búi trĩ do nó mới hình thành, ở bên trong hậu môn và không bị lòi ra ngoài.
Trĩ nội độ 1 điều trị như thế nào?
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, bệnh trĩ nội độ 1 có thể chữa khỏi hoàn toàn một cách dễ dạng, thậm chí có thể tự khỏi được mà không cần dùng thuốc hay can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị bệnh còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và sự kiên trì của bệnh nhân. Một số cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 không cần phẫu thuật như sau:
- Dùng thuốc đặt hậu môn theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc đặt thường là thuốc Tây y, được kê đơn sau khi bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
- Dùng thuốc uống làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 1: Người bệnh có thể dùng kết hợp thuốc Tây y với Đông y để tăng hiệu quả chữa trị.
- Áp dụng một số bài thuốc dân gian từ các loại dược liệu tự nhiên như: lá diếp cá, đương quy, hoa hòe khô, tinh bột nghệ,…
Bên cạnh việc điều trị bệnh trĩ nội độ 1 theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sau đây có thể giúp bệnh tự khỏi mà không cần dùng thuốc:
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: nên tăng cường lượng chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,… Khi có các dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 1, nên kiêng ăn đồ cay nóng, giàu tinh bột và khó tiêu hóa.
- Uống đủ 1,5 – 2l nước/ngày để thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất và dễ dàng đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể hơn.
- Nên tập thói quen đi vệ sinh (đại tiện) vào một khung giờ nhất định trong ngày để hệ tiêu hóa có “tiền lệ” hoạt động tốt hơn.
- Giữ vệ sinh vùng kín, hậu môn sạch sẽ, khô thoáng, nhất là sau khi đại tiện.
- Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao như: đi bộ, bơi, yoga…
Trên đây là những thông tin về dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 và cách điều trị căn bệnh này. Ngay khi phát hiện một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 kể trên, bạn hãy thăm khám và điều trị ngay nhé!
Be the first to write a comment.