5/5 - (1 bình chọn)

Nếu như trước đây, bệnh đau thần kinh tọa chỉ thường xuất hiện ở người già, thì hiện nay “đau thần kinh tọa ở người trẻ” cũng ngày càng phổ biến hơn. Vậy, tại sao căn bệnh này lại xuất hiện ở người trẻ? Phương pháp chữa trị bệnh đau thần kinh tọa là gì? Mời bạn hãy tham khảo các thông tin được cung cấp bên dưới để tìm ra câu trả lời nhé.

Đau thần kinh tọa hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa

Đau thần kinh tọa hiện đang phổ biến ở người trẻ, sau đây là những thông tin về căn bệnh này:

Đau thần kinh tọa là gì?

Các dây thần kinh chạy dọc từ lưng đi đến mông, rồi đến đầu gối và chân được gọi là dây thần kinh tọa. Người bị đau thần kinh tọa là do dây thần kinh ở đoạn cuối tủy sống bị chèn ép. Vì thế sẽ tạo nên những cơn đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. 

Khi bị đau thần kinh tọa, người bệnh sẽ cảm nhận các cơn đau từ từ hoặc đột ngột, gây khó khăn khi di chuyển. Bệnh lý này còn gây nên triệu chứng teo cơ hoặc khiến người bệnh bị liệt suốt đời nếu không được chữa trị kịp thời.

Đau thần kinh tọa đang trẻ hóa

Nếu như trước đây, độ tuổi mắc bệnh đau thần kinh tọa rơi vào nhóm người từ 30 – 50 tuổi. Thì hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, khi độ tuổi mắc bệnh rơi vào người trẻ từ 18 – 28 tuổi.

Có rất nhiều người trẻ tuổi bị đau thần kinh tọa, nhất là những người làm việc trong văn phòng hoặc hãng xưởng. “Đau thần kinh tọa ở người trẻ” xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, vì thế ai cũng có khả năng mắc bệnh.

Đau thần kinh tọa ở người trẻ khác gì so với người già?

Nguyên nhân đau thần kinh tọa ở người trẻ

Người trẻ tuổi bị đau thần kinh tọa thường là do thoát vị đĩa đệm, khối u, lệch cột sống,… chèn ép dây thần kinh tọa, khiến người bệnh đau đớn. Những đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa phải kể đến là:

  • Nhân viên văn phòng: Do ngồi máy tính quá lâu, dễ bị thoát vị đĩa đệm, lệch cột sống,… đè lên dây thần kinh tọa.
  • Những người thường xuyên làm việc nặng nhọc như: người làm việc chân tay, vận động viên cử tạ, diễn viên múa,…
  • Học sinh, sinh viên ngồi học không đúng tư thế trong thời gian dài.
  • Những người đã bị các bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Những người có chế độ dinh dưỡng không đúng, nhất là khi họ ăn nhiều đồ cay, nóng. Gây ảnh hưởng xấu đến dây thần kinh tọa, xuất hiện các triệu chứng đau, nhức.

Nguyên nhân đau thần kinh tọa ở người già

Đau thần kinh tọa ở người già thường là do hệ thống xương khớp lớn tuổi bị thoái hóa. Từ những bệnh xương khớp này mà dẫn đến bệnh đau thần kinh tọa ở người già. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân như:

  • Có tiền sử bệnh tiểu đường.
  • Cân nặng tăng do tuổi tác.
  • Thói quen sinh hoạt không hợp lý. Ngoài ra chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu dinh dưỡng.

 Triệu chứng đau thần kinh tọa ở người trẻ khác gì so với người già?

Khi bị đau thần kinh tọa, thì người trẻ và người già sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như sau:

Chứng đau thần kinh tọa ở người trẻ

“Đau thần kinh tọa ở người trẻ” sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Triệu chứng đầu tiên chính là cảm thấy đau nhói từ vùng sống lưng đến đầu gối và gây hưởng đến một bên cơ thể. Sự đau đớn này thường diễn ra từng cơn.
  • Khi bệnh trở nặng thêm, người bệnh sẽ cảm thấy tê buốt, nóng rát và khó chịu khi vận động. Sau đó, việc đi lại ngày càng trở nên khó khăn hơn, ngón chân không cử động được theo ý muốn. Việc tiểu tiện, đại tiện cũng trở nên rất khó khăn và mất tự chủ.
  • Bệnh sẽ chuyển biến nặng khi người bệnh bị đau cả hai bên cơ thể.

Chứng đau thần kinh tọa ở người già

Ở người già, bệnh đau thần kinh tọa sẽ có những triệu chứng sau đây:

  • Khi bắt đầu bị đau thần kinh tọa sẽ cảm thấy nhói buốt, nóng rát, rất khó chịu từ vùng thắt lưng xuống đầu gối. Những triệu chứng này ngày càng trở nặng khi họ vận động như di chuyển, ho, hắt hơi,…
  • Khi bị đau thần kinh tọa, việc vận động ở người già sẽ bị hạn chế.

Cách chữa đau thần kinh tọa ở người trẻ như thế nào?

“Đau thần kinh tọa ở người trẻ” là căn bệnh nguy hiểm, cần được chuẩn đoán và điều trị sớm.

Cách phát hiện bệnh đau thần kinh tọa?

Có thể chẩn đoán bệnh bằng một trong các phương pháp xét nghiệm, bao gồm:

  • Chụp X quang: Dùng đánh giá trạng thái đốt sống, cột sống và loại trừ những nguyên nhân gây bệnh khác.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Để đánh giá cấu trúc mô mềm, từ đó xác định nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Khi nghi vấn có dấu hiệu chèn ép tủy và rễ thần kinh.
  • Sử dụng phương pháp điện cơ đồ: Để phát hiện việc tổn thương của dây thần kinh tọa.

Phương pháp chữa bệnh

Bệnh “đau thần kinh tọa ở người trẻ” có thể được điều trị bằng những phương pháp sau đây:

  • Dùng thuốc, gồm các loại thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau (theo chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng phương pháp vật lý trị liệu và phản xạ liệu pháp như: Xoa nắn chỉnh hình, kéo dãn cột sống, châm cứu,…
  • Can thiệp bằng phẫu thuật: Được dùng khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả.

Bệnh lý “đau thần kinh tọa ở người trẻ” ngày càng phổ biến. Do đó khi có các dấu hiệu mà bài viết nhắc đến bên trên, bạn cần đến y tế để thăm khám ngay. Việc này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh sớm, ngăn ngừa và giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý này mang đến.

Xem thêm