Hiện nay có rất nhiều các ông bố, bà mẹ sử dụng ghế ăn dặm trong quá trình tập ăn, ăn dặm của trẻ. Dù bạn có áp dụng cách ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống, ăn dặm Baby Led Weaning (phương pháp để trẻ tự ăn),… thì đều có thể sử dụng ghế ăn dặm cho bé. Với mức giá dao động khá lớn, từ 500.000 – 2 triệu đồng, khá nhiều người băn khoăn có nên mua ghế ăn dặm không vì đây là khoản tiền không nhỏ và chỉ sử dụng trong thời kỳ trẻ tập ăn.
Vậy ghế ăn dặm có cần thiết cho quá trình ăn dặm của trẻ? Có các loại ghế ăn dặm nào? Một số nguy hiểm khi sử dụng ghế và cách ngăn ngừa hiệu quả?
1. Ghế ăn dặm là gì?
Cụm từ ghế ăn dặm xuất phát từ phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning (phương pháp để trẻ tự ăn). Ghế ăn dặm là chiếc ghế được thiết kế riêng cho trẻ để trẻ có thể ngồi vào ăn an toàn trong mỗi giờ ăn. Bố mẹ không còn cần phải bế trẻ, rong trẻ khắp nơi để dỗ trẻ ăn nữa.
Ghế được thiết kế với 1 khay ăn phía trước, nơi mẹ có thể để thức ăn lên và trẻ có thể với tới, với họa tiết, màu sắc sặc sỡ nó sẽ thu hút trẻ; ghế còn có tay cầm và chỗ tựa vững chắc giúp trẻ ngồi chắc chắn và điều chỉnh dáng ngồi đúng. Ghế ăn dặm được thiết kế bằng các chất liệu an toàn, không độc hại như gỗ, nhựa, vải cotton,…
Ghế ăn dặm
Tác dụng của ghế ăn dặm đối với sự phát triển của trẻ là gì?
Khi trẻ bắt đầu tập ngồi, lúc trẻ khoảng 5 tháng tuổi, các bố mẹ thường được khuyên cho trẻ ăn thức ăn khác ngoài sữa vào lúc này, đây là giai đoạn ăn dặm của trẻ. Nếu cho trẻ ăn tốt ở giai đoạn này thì trẻ sẽ có đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh và tạo được thói quen ăn uống tốt cho trẻ (ít kén chọn)
Bước vào giai đoạn này các bậc phụ huynh thường rất mệt mỏi khi nghĩ cách cho trẻ ăn, dỗ cho con ăn đủ bữa, đúng bữa. Người lớn thường bế trẻ vào lòng, cho trẻ ngồi ở giường, hay mặt phẳng để cho trẻ ăn, nhưng vì khoảng không rộng trẻ rất hay cựa quậy, vung tay vung chân làm đổ thức ăn hay khó tập chung ăn,… điều này đã tạo nhiều thói xấu cho trẻ như khi ăn bố mẹ thường mở ti vi, điện thoại, hay vừa chơi vừa xem thì trẻ mới chịu ăn.
Nhưng nếu sử dụng ghế ăn dặm, phụ huynh sẽ tạo được thói quen ăn uống tốt cho trẻ. Trẻ ăn uống cố định ở một chỗ, tập dáng ngồi đúng cho trẻ, trẻ ăn ngoan hơn, ăn đúng giờ và đủ lượng thức ăn,… Đây đều là tác dụng nhà sản xuất cam đoan và theo kinh nghiệm của nhiều bậc phụ huynh có trẻ tập ăn dặm.
Cho nên, dù trẻ có áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu nào, kiểu truyền thống, kiểu nhật, kiểu Baby Led Weaning hay bất kỳ kiều nào khác thì bạn nên mua cho trẻ một cái ghế ăn dặm. Bạn sẽ tập cho trẻ được thói quen ăn uống tốt ngay từ nhỏ.
2. Cách chọn ghế ăn dặm
Khi bé bắt đầu tập ăn, ghế ăn dặm đóng vai trò như một nơi an toàn để trẻ tập tành ăn những miếng ăn đầu tiên và giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho trẻ ăn. Vậy làm sao để có thể chọn được một chiếc ghế ăn dặm phù hợp và an toàn cho bé yêu của bạn?
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại ghế ăn dặm. Tùy theo chất liệu, thiết kế ghế ăn dặm gồm ba loại chính:
– Ghế có thể gấp gọn (booster seat)
– Ghế cao (high chair)
– Ghế có thể điều chỉnh nhiều nấc.
Ghế có thể gấp gọn
Loại ghế này thường được làm bằng chất liệu nhựa tốt, ghế có thể dễ dàng gấp gọn, thu hẹp diện tích, có thể tháo rời khay ăn để vệ sinh rất tiện. Chất liệu nhựa có thể dễ dàng lau chùi, không bám bẩn, ít bị mốc. Ghế kích thước nhỏ gọn, thường thấp nên bố mẹ có thể đặt ghế dưới đất, trên giường, hay để lên ghế người lớn thông thường, ghế ăn dặm sẽ có đai để buộc cố định vào ghế người lớn, rất an toàn cho trẻ.
Nên ghế rất tiện để bố mẹ mang đi ra ngoài như đi du lịch, đi nhà hàng,… và trẻ có thể ngồi ăn ngoan ngoãn, một mình trên ghế. Hơn nữa ghế làm bằng chất liệu nhựa nên giá thành sẽ rẻ hơn làm bằng gỗ như ghế cao.
Tuy nhiên loại này thường có kích thước nhỏ nên phù hợp với những trẻ 3 tuổi trở xuống. Ghế có trọng lượng khá nhẹ nên có nguy cơ lật ghế và đổ ghế cao hơn so với ghế gỗ.
Ghế ăn dặm có thể gấp gọn
Ghế cao
Ghế cao thường có giá thành đắt hơn ghế có thể gấp gọn vì được làm bằng chất liệu đắt hơn như gỗ, kim loại,..
Ghế này có ưu điểm là bền, chắc chắn, đồ cao có thể điều chỉnh được để phù hợp với bàn ăn gia đình. Ghế có khoang ngồi thoáng rộng nên trẻ trên 3 tuổi vẫn có thể ngồi được rất thoải mái. Tuy nhiên, trẻ dưới 3 tuổi thì ngồi sẽ bị rộng, trẻ lọt thỏm trong ghế, bạn có thể chèn thêm chăn gối vào cho trẻ ngồi, có nhiều ghế có trang bị nhiều dây đai chắc chắn thì trẻ nhỏ hơn cũng ngồi chắc chắn trong ghế được. Ghế không tháo rời được nên việc vệ sinh hơi khó khăn.
Mặc dù, ghế có thể xếp gọn lại nhưng vẫn khá cồng kềnh và khá nặng nên khó khăn khi mang ra ngoài. Nên nhiều gia đình sử dụng 2 ghế, ghế cao để ở nhà còn ghế có thể gấp gọn thì mang ra ngoài. Ghế có giá thành cao hơn, từ 1 triệu đến 2 triệu.
Ghế có 2 loại là chất liệu bằng gỗ và chất liệu bằng nhựa có chân kim loại.
Ghế ăn dặm chất liệu gỗ | Ghế ăn dặm chất liệu nhựa có chân kim loại |
Ghế có thể điều chỉnh nhiều nấc
Loại ghế này có thể ngả ra 2 – 3 nấc, nhiều ghế có kèm theo nhiều đồ chơi để thu hút sự chú ý của trẻ. Ghế thường có đệm lưng rất êm ái, có thể tháo rời để vệ sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên ghế khá nặng và không gấp gọn được nên rất khó mang lại di chuyển được.
Ghế ăn dặm có thể ngả nhiều nấc
Nếu bạn muốn mua thì nên mua khi trẻ còn nhỏ, để có thể tận dụng được khả năng điều chỉnh nấc của ghế. Trẻ có thể nằm chơi trên ghế và khi cần thì điều chỉnh lại dựa lưng để trẻ có thể bắt đầu bữa ăn
Vì nhu cầu sử dụng ghế ăn dặm cho bé là hàng ngày. Vì vậy, bạn nên chọn một chiếc ghế thoải mái và an toàn cho bé. Giúp bé có một tư thế thoải mái và an toàn khi thưởng thức đồ ăn. Khi mua ghế các mẹ cũng nên kiểm tra độ thoải mái khi trẻ ngồi vào ghế. Ngoài ra, cũng nên lưu ý tới chi phí, mức độ phù hợp với không gian gia đình và tính linh hoạt của ghế.
Quá trình ăn dặm của bé có thể kéo dài tới lúc bé 2-3 tuổi, khi chọn ghế các mẹ nên lưu ý tới mức độ phù hợp của ghế khi bé lớn, nên chọn ghế có khả năng điều chỉnh độ cao và có các nấc nới lỏng hoặc siết chặt các dây đai an toàn.
Khi đã chọn được một chiếc ghế tốt và phù hợp với trẻ, các mẹ cần kiên trì tạo cho bé thói quen ăn uống tốt nữa nhé . Tránh trường hợp phải bế trẻ đi quanh để cho trẻ ăn.
3. Ngăn ngừa chấn thương khi sử dụng ghế ăn dặm cho trẻ
Luôn quan sát trẻ
Ngoài những tác dụng to lớn ghế ăn dặm mang lại, cha mẹ cũng phải lưu ý những nguy hiểm có thể gây ra cho trẻ khi sử dụng ghế. Các chấn thương trẻ có thể gặp phải như:
Chấn thương sọ não, chấn thương cổ, gãy xương, trầy rách da, chấn thương miệng, bỏng, bị hóc do nuốt các vật lạ trẻ với được,…
Để giảm ngăn ngừa và giảm thiểu được tối đa những chấn thương trẻ có thể gặp phải khi sử dụng ghế ăn dặm, cha mẹ cần lưu ý:
- Kiểm tra độ chắc chắn, dây đai an toàn,.. trước khi cho trẻ ngồi vào ghế
- Không đặt ghế cạnh các đồ vật nguy hiểm mà trẻ có thể với được, tránh đặt ghế ăn dặm gần những vật dụng trẻ có thể với được như bàn, ghế, tủ,.. để tránh trường hợp trẻ có thể đá vào hoặc với tay vào làm đổ ghế
- Luôn để ý quan sát trẻ. Luôn để trẻ trong tầm quan sát của mình. Đôi khi các bậc cha mẹ chủ quan để cho trẻ chơi mình trên ghế ăn dặm và chạy đi làm các việc khác. Mặc dù các biện pháp để an toàn cho trẻ đã được thực hiện, nhưng các bé vốn hiếu động, nên cha mẹ luôn luôn cần để ý tới bé để xử lý kịp thời những trường hợp có thể xảy ra.
Be the first to write a comment.