Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguy cơ sẽ cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc hở hàm ếch. Việc hiểu rõ về dị tật, các yếu tố làm tăng nguy cơ sẽ giúp hạn chế phần nào dị tật này trên các em bé.
1. Hở hàm ếch là gì?
Hở hàm ếch là khiếm khuyết bẩm sinh xảy ra khi các mô và/hoặc của vòm miệng không phát triển phù hợp cùng với sự phát triển của thai nhi.
Khe hở hàm ếch là khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi. Trẻ có khiếm khuyết hở hàm ếch thường không có đủ mô ở miệng và mô này không kết hợp với nhau thích hợp để hình thành vòm miệng. Ở một số trẻ có thể hở cả bộ phận trước và bộ phận phía sau của vòm miệng, trong khi ở một số trẻ khác chỉ bị hở một phần.
Tuần tứ 5 đến tuần thứ 9 của thai kỳ là thời gian mặt và môi trên của thai nhi phát triển. Các vấn đề về hở hàm ếch có thể được phát hiện hầu hết khi siêu âm lúc 20 tuần hoặc ngay sau khi sinh. Nhưng cũng có trường hợp khe hở ẩn trong lớp lót của vòm miệng nên không được phát hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Tỷ lệ trẻ sinh ra bị hở làm ếch là khoảng 1:2500 lần sinh. Còn với hở hàm ếch thì tỷ lệ này là 1:2500 lần sinh.
Một khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi có thể dẫn đến các vấn đề về ăn, nói và nghe, nhiễm trùng tai, sâu răng, các vấn đề về phát triển hàm và các vấn đề tâm lý xã hội.
2. Nguyên nhân gây hở hàm ếch
Không có nguyên nhân chính xác gây ra dị tật hở hàm ếch ở trẻ. Nó có thể xảy ra khi người trong gia đình bị dị tật này. Nhưng trẻ cũng có thể bị dị tật này mặc dù không có yếu tố di tryền hoặc nguyên nhân cụ thể (không thường xuyên).
Hở làm ếch là một dị tật bẩm sinh làm biến dạng khuôn mặt của trẻ. Hiện tượng này được các chuyên gia lý giải là do quá trình ráp nối các bộ phận của răng hàm mặt ở thời kỳ phôi thai bị rối loạn gây nên. Còn nguyên nhân gây rối loạn quá trình này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên nhiều chuyên gia tin nguyên nhân có thể là sự kết hợp của một số yếu tố nguy cơ sau:
– Gia đình có tiền sử bị bệnh/Yếu tố di truyền: Nguy cơ trẻ mắc bệnh này cao hơn khi trẻ có bố mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh hở môi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.
– Do người mẹ dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian đầu của thai kỳ: như tự uống thuốc khi bị cảm.
– Nhiễm chất độc hóa học (chất độc màu da cam), do nhiễm tia X.
– Thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại khi mang thai.
– Do cha mẹ nhiễm virus, siêu vi, cảm cúm khi mang thai, nhiễm trùng vi trùng giang mai không được điều trị triệt để.
– Do khi mang thai mẹ bị stress, khủng hoảng về tâm lý, suy nghĩ nhiều, hoang mang, điều kiện sống thấp, thiếu thốn, suy dinh dưỡng…
– Do người mẹ hút thuốc và uống rượu trong khoảng 6-8 tuần đầu thai kỳ.
– Cha mẹ sinh con lúc lớn tuổi (trên 40 tuổi), sức khỏe của thai phụ không tốt, mắc bệnh cúm kéo dài từ tháng thứ nhất đến tháng thứ hai của thai kỳ thì nguy cơ trẻ bị cả sứt môi và hở hàm ếch rất cao.
3. Triệu chứng của hở hàm ếch
Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ thường xuất hiện cùng với chứng sứt môi. Hai dị tật này có thể không xảy ra đồng thời nhưng thường xuất hiện cùng nhau và đôi khi liên quan đến các vấn đề khác.
Với dị tật này, thông thường, chỉ có mô mềm bị ảnh hưởng, thỉnh thoảng liên quan đến xương, gây ra dị dạng cho mũi.
Mức độ nghiêm trọng của dị tật không phải trường hợp nào bị cũng giống nhau: Có thể chỉ là một vết nhỏ ở môi trên, cho đến khuyết tật gò má và vòm miệng, đôi khi là mũi.
Trẻ bị hở hàm ếch sẽ gặp khó khăn khi ăn. Bởi vì trẻ sẽ thấy khó khăn hoặc không thể đưa thức ăn vào miệng mặc dù không gặp vấn đề gì khi nuốt.
Trẻ bị hở hàm ếch có nhiều khả năng có vấn đề về nghe (điếc) và dịch ở tai giữa hơn, dễ bị mắc bệnh cúm, ngoài ra còn có thể gặp vấn đề khi nói. Ví như khó phát âm các phụ âm.
4. Điều trị và phòng ngừa hở hàm ếch
4.1 Điều trị
Việc điều trị được tiến hành đối với chứng hở hàm ếch sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật.
Với trẻ sơ sinh, trẻ sẽ ăn bằng một ống đặc biệt, theo đó sữa sẽ được đưa vào mặt sau của cổ họng.
Với trẻ cần được phẫu thuật thì loại, mức độ và số lượng ca phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào mức độ biến dạng:
+ Phẫu thuật môi thường được tiến hành khi trẻ được từ 3 đến 6 tháng tuổi.
+ Phẫu thuật vòm họng được tiến hành vào khoảng 9 đến 12 tháng tuổi, trước khi trẻ bắt đầu biết nói.
Các điều chỉnh nhỏ cũng có thể thỉnh thoảng được thực hiện trước khi trẻ bắt đầu đi học.
Với trẻ hở hàm ếch, liệu pháp nói có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc điều chỉnh âm thanh mũi.
Trẻ em bị hở hàm ếch cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên vì dễ bị nhiễm trùng tai và các vấn đề khác. Trẻ bị hở hàm ếch cần phải được chuyên gia thính giác giám sát chặt chẽ.
Chăm sóc nha khoa cũng có thể cần thiết vì nhiều trẻ em sẽ bị mất răng hoặc răng bị dị dạng.
4.1 Phòng chống
Không có cách nào phòng tránh được sứt môi và hở hàm ếch. Vì các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những gì cha mẹ làm khi mang thai không ảnh hưởng đến việc liệu con sinh ra có bị sứt môi và hở hàm ếch hay không. Và chúng ta chỉ có thể hạn chế nguy cơ bằng cách:
– Không sinh con khi mẹ đã nhiều tuổi (trên 40) vì xác suất dị tật thai nhi tỷ lệ thuận với tuổi mang thai.
– Mẹ cần có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý khi mang thai, sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ và khám thai định kì.
– Tránh tiếp xúc với các tác nhân có thể tác động có hại đến thai nhi: chất hóa học, tia xạ, hoặc stress tinh thần.
– Khám và điều trị dứt điểm các bệnh cấp và mạn tính, bà mẹ mang thai phải phòng bệnh tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ – đây là thời gian kết nối các tổ chức răng hàm mặt.
– Nên chích ngừa rubella khi đang trong độ tuổi sinh đẻ.
– Bổ sung acid folic trong thời gian mang thai sẽ giảm nguy cơ dị tật vùng hàm mặt rất nhiều. Acid folic có nhiều trong rau có lá màu xanh thẫm, trong trái cây họ hàng nhà cam, quýt, đậu, gạo, các thực phẩm động vật như gan thận, men bia.
– Trẻ bị hở hàm ếch cần được xem xét bởi nhiều chuyên gia như bác sỹ phẫu thuật tạo hình, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bác sỹ phẫu thuật miệng, bác sỹ chỉnh răng, nha sĩ, nhà trị liệu khả năng nói, nhà thính học, các chuyên gia tâm lý và chuyên gia xã hội học. Họ sẽ đánh giá quá trình phát triển bình thường của trẻ, kiểm tra khả năng nghe, nói, dinh dưỡng, răng và trạng thái cảm xúc của trẻ.
– Phẫu thuật tạo hình có thể tái tạo lại môi và hàm ếch bị hở.
– Việc điều trị thường bắt đầu ở vài tháng đầu sau khi trẻ được sinh ra.
Be the first to write a comment.