Rate this post

Việc thay bỉm tã tưởng chừng rất  dễ nhưng áp dụng thực tế đã làm không biết bao nhiêu bà mẹ trẻ và ông chồng vụng về gặp tình huống “dở khóc dở cười”. Nếu bạn không biết bắt đầu như thế nào, hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ quy trình thay tã cho bé.

Chuẩn bị các vật dụng thay tã

– Tã sạch, khăn ướt dùng một lần, khăn xô để lau khô cho bé cùng nước nóng để làm vệ sinh cho bé.

– Kem chống hăm, phấn rôm.

Lưu ý trong quá trình thay tã: Nếu bé thay tã ở trên giường hoặc trên bàn luôn để một tay giữ bé.

Công đoạn thay tã:

– Đặt bé nằm ngửa, nhấc hai chân bé lên để tháo tã cũ. Nhẹ nhàng lau sạch vệ sinh khu thay tã, có thể dùng khăn ướt lau sạch các chất thải bẩn bám trên da em bé, sau đó dùng nước nóng nhúng qua khăn xô để rửa sạch. Với bé gái lau từ trước ra sau vùng kín, với bé trai lau bộ phận sinh dục trước, nhớ che phần sinh dục để bé không tè.

– Để da bé tự khô, có thể dùng kem chống hăm hoặc phấn rôm nếu cần trước khi mặc tã.

– Mở tã sạch và kéo các nếp gấp chống tràn, nhấc chân bé lên, để đặt tã, trải rộng tã đến thắt lưng bé.

– Một tay giữ tã trên người bé, tay kia dán tã và cố định để tã vừa vặn với cơ thể bé.

– Nếu bé mới đẻ nên xếp tã sao cho mặt tã cao hơn phía trước vải tã không chạm vào cuống rốn.

– Điều chỉnh để biết rằng trẻ ngọ nguậy thoải mái. Khi thay xong mặc quần đóng bỉm ra ngoài. Cài chặt quần cho bé. Như vậy quy trình thay tã đã xong.

Một số mẹo khi thay tã

– Thay tã thường xuyên giúp da bé không bị hăm, trong khi thay tã hãy nói chuyện hoặc cho bé chơi để tránh bé khóc nhè.

– Có thể mát xa chân, tay, vùng mông cho bé.

–  Nếu đi ngoài đường bạn nên xếp các dụng cụ thay tã bằng những túi nhỏ, đảm bảo vệ sinh cho bé.

–  Không được vứt tã trong bồn vệ sinh, phải cuộn tã bẩn bằng các tai dán và bỏ vào thùng rác.