Những bệnh nhân vừa trải qua ca mổ sỏi niệu quản sẽ phải nằm phục hồi tại bệnh viện một thời gian cần thiết. Lúc này, sự chăm sóc chủ yếu là từ phía bác sĩ, điều dưỡng cũng như người thân trong gia đình. Mọi khâu chăm sóc đều cần đúng đầy đủ và chính xác. Vậy chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản, mổ sỏi thận như thế nào cho đúng cách. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản.
Sỏi niệu quản là bệnh gì?
Niệu quản có hình dạng một ống dài dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Khi sỏi thận bị tắc nghẽn tại niệu quản sẽ gây ra sỏi niệu quản. Khi bị sỏi niệu quản sẽ gây ra những cơn đau bụng co thắt dữ dội một bên hông lưng và làm người bệnh phải đi cấp cứu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, bao gồm việc uống ít nước, tăng axit uric, nhiễm trùng tiểu, tăng canxi máu. Mặc dù có những viên sỏi niệu quản nhỏ có thể đi xuống bàng quang và đi tiểu ra ngoài mà không gây triệu chứng nào. Tuy nhiên, những viên sỏi lớn hơn và nhiều góc cạnh có thể bị kẹt lại niệu quản và gây triệu chứng đau bụng hoặc thận bị ứ nước.
Triệu chứng sỏi niệu quản
Các triệu chứng phổ biến của sỏi niệu quản bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Cơn đau lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản, gặp trong trường hợp sỏi nhỏ.
- Khi sỏi rơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đau quặn thận với dấu hiệu: Cơn đau xuất hiện đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ vùng thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục.
- Đi tiểu ra máu hoặc ra mủ trong trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu kèm sốt, đái buốt, đái rắt.
- Nước tiểu màu đỏ, hồng hoặc nâu, và có mùi khó chịu.
- Mót tiểu, đi tiểu thường nhiều nhưng chỉ tiểu được rất ít nước tiểu.
Khi nào cần mổ sỏi niệu quản?
Không phải lúc nào bị sỏi thận thì sẽ điều trị bằng cách mổ lấy sỏi. Việc điều trị sỏi niệu quản phụ thuộc vào vị trí, kích thước, các biến chứng đi kèm. Hoặc khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không đem lại hiệu quả xuất hiện các biến chứng như thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận…
- Trường hợp sỏi đã di chuyển xuống thấp, chưa gây biến chứng: Lúc này bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp nội khoa bằng thuốc chống viêm giảm đau, giãn cơ trơn, kháng sinh khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn.
- Trường hợp sỏi to, không di chuyển và đã gây biến chứng lúc này việc quan trọng phải lấy sỏi càng nhanh càng tốt bằng phương pháp mổ lấy sỏi niệu quản.
Trong một số trường hợp, sau điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc hẹp niệu quản xong bệnh nhân sẽ được đặt 1 ống thông nhỏ (gọi là thông JJ hoặc DJ) bên trong niệu quản giúp tránh được tắc nghẽn niệu quản sau mổ. Đây là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để luồn vào niệu quản nhằm giúp chuyển lưu nước tiểu từ thận xuống bàng quang giải thoát lượng nước tiểu tồn đọng ở thận, niệu quản và bàng quang…
Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi niệu quản
Có thể nói việc chăm sóc bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận được đánh giá là bước làm vô cùng quan trọng quyết định vào sự thành bại của ca mổ. Để chăm sóc bệnh nhân được tốt cần phải lưu ý:
Chăm sóc ngày đầu tiên sau mổ sỏi niệu quản
- Cần cho bệnh nhân ăn cháo 6 giờ sau mổ. Sau đó có thể cho bệnh nhân ăn các món ăn nhẹ, dễ tiêu khác. Người bệnh cần uống nhiều nước. Tuyệt đối không uống trà, cà phê, đồ uống có cồn.
- Theo dõi, đánh giá ý thức của bệnh nhân, động viên để tinh thần bệnh nhân được ổn định, lạc quan sẽ hỗ trợ cho phục hồi. Lúc này bệnh nhân cần nằm tại giường.
- Đo, đánh giá các chỉ số: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ…
- Cố định ống thông tiểu, bổ sung thuốc theo y lệnh.
- Theo dõi màu sắc, số lượng, tính chất của nước tiểu.
Chăm sóc trong ngày thứ hai sau mổ sỏi niệu quản
- Người bệnh cần dùng thuốc tiếp tục theo y lệnh.
- Theo dõi các chỉ số sinh tồn mỗi 6h/ lần.
- Cho người bệnh vận động nhẹ, đi lại nhẹ nhàng xung quanh phòng bệnh.
- Chế độ ăn đã bắt đầu ổn định tùy theo sở thích.
- Vẫn cần phải quan tâm, động viên bệnh nhân
Chăm sóc bệnh nhân tại nhà
Sau phẫu thuật bệnh nhân rất khó khăn trong việc đi tiểu, đi vệ sinh cho nên người nhà cần lưu ý thực hiện những cách sau:
- Sau khi sử dụng hết lượng thuốc được kê trong 1 – 2 tuần. Sau đó người nhà cần đưa bệnh nhân đi tái khám để được kiểm tra và rút thông niệu quản.
- Thay bằng hàng ngày vệ sinh sạch sẽ khô ráo vùng da ở chân dẫn lưu.
- Nên bổ sung cho người bệnh uống nhiều nước trên 2 lít/ ngày liên tục trong ngày.
- Vận động nhẹ đúng cách tránh bị tụt ống.
Xem thêm
Be the first to write a comment.