Siêu âm và nội soi là hai phương pháp vô cùng hiệu quả, được áp dụng phổ biến nhất trong việc khám, chữa bệnh về dạ dày. Vậy, khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi để cho kết quả chính xác? Hãy cùng ICondom phân tích và tìm hiểu rõ ràng về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Giữa siêu âm và nội soi nên chọn phương pháp nào để khám dạ dày?
Siêu âm dạ dày được biết tới là phương pháp thăm khám cận lâm sàng, được áp dụng để phát hiện các điểm bất thường trong vùng bụng. Với cách siêu âm, các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm kết hợp với một vài thiết bị hỗ trợ khác để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở vùng bụng của bệnh nhân.
Trong khi đó, nội soi dạ dày lại cho thấy hình ảnh rõ nét hơn so với siêu âm dạ dày thông thường. Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán xâm lấn bằng cách sử dụng ống nội soi để luồn sâu vào bên trong dạ dày.
Thông qua camera gắn ở đầu ống, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp lớp niêm mạc dạ dày. Từ đó, có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải.
Qua những thông tin được cung cấp ở trên, dường như bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc “khám các bệnh liên quan tới dạ dày nên siêu âm hay nội soi để cho kết quả chính xác”? Câu trả lời chính là nội soi.
Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày là một phương pháp khám bệnh trực tiếp các cơ quan nội tạng như: thực quản, dạ dày và tá tràng nhờ vào một ông soi có gắn camera ở đầu. Nhờ vào các hình ảnh rõ nét của ống nội soi, bác sĩ có thể biết được bệnh nhân đang mắc phải bệnh gì và đưa ra phương án khắc phục phù hợp.
Những dấu hiệu cần phải nội soi để chẩn đoán bệnh
Nội soi là phương pháp giúp khám các bệnh về dạ dày đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh cũng sẽ được bác sĩ sử dụng nội soi để kiểm tra. Nội soi dạ dày chỉ được áp dụng để tìm ra những tổn thương nhỏ trong dạ dày ngoài ra còn để theo dõi quá trình điều trị các thương tổn, viêm loét hay chảy máu trong dạ dày.
Người bệnh gặp phải những dấu hiệu dưới đây sẽ được tiến hành nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh:
- Nuốt cảm thấy đau, khó nuốt hoặc nuốt có cảm giác vướng ở cổ họng.
- Cảm thấy khó chịu nóng rát ở vùng thượng vị, nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể nôn ra máu.
- Hay ợ hơi, ợ chua, có cảm giác đầy bụng, chán ăn, khó tiêu…
- Viêm họng kết hợp với ho kéo dài, có cảm giác vướng ở cổ họng.
- Sinh hoạt chung hoặc tiếp xúc trực tiếp với những người bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Có cảm giác buồn nôn sau khi ăn hoặc sau khi làm việc nặng.
- Khi đi đại tiện thải ra chất thải có màu đen.
Lý do khi đau dạ dày không nên lựa chọn phương pháp siêu âm
So với các phương pháp chẩn đoán thông thường, siêu âm được xem là khá tiện dụng, nhanh chóng không gây đau đớn cho bệnh nhân và dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm thường không được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán các bệnh về dạ dày. Bởi lẽ, nó không thể giúp bác sĩ quan sát được trực tiếp dạ dày và vùng bụng nên không thể đưa ra kết luận chính xác được.
Ngoài ra, liệu pháp siêu âm chỉ sử dụng các bước sóng nên hình ảnh cho ra không được sắc nét và khó quan sát. Nếu trường hợp bệnh nhân bị bệnh nặng, việc quan sát mức độ tổn thương hoặc những vết loét trên thành dạ dày bị cản trở bởi các mô mỡ. Vì vậy, siêu âm không phải biện pháp tối ưu bằng nội soi để chẩn đoán và điều trị bệnh dạ dày.
Các phương pháp nội soi dạ dày phổ biến được áp dụng nhiều nhất hiện nay
Nội soi dạ dày trực tiếp qua đường miệng
Nội soi dạ dày thông qua đường miệng là phương pháp nội soi truyền thống đã có từ lâu. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm, trên đầu có gắn camera qua đường miệng của bệnh nhân cho đến khi tiếp cận dạ dày để tiến hành quan sát lớp niêm mạc và bề mặt của dạ dày.
Người bệnh sẽ được xịt thuốc tê vào miệng trước khi đưa ống nội soi vào bên trong cơ thể. Bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra chẩn đoán thông qua hình ảnh từ camera truyền tải về màn hình. Khi kết thúc nội soi, ống soi sẽ được rút ra nhẹ nhàng khỏi miệng của bệnh nhân.
Nội soi là phương pháp mang lại độ chính xác rất cao, hình ảnh cho ra rất rõ nét chi phí lại không quá đắt đỏ. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì nội soi như một nỗi khiếp sợ bởi kích thước và hình dạng của ống nội soi khá lớn, khi đi qua đường miệng sẽ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn. Để làm giảm các triệu chứng trên, người bệnh nên bình tĩnh và hít thở sâu, chậm rãi.
Phương pháp nội soi dạ dày đi qua đường mũi
Đây là phương pháp dùng một ống nội soi nhỏ, luồn qua đường mũi đã được tiêm thuốc tê, luồn xuống cơ quan nội tạng bên dưới như thực quản, dạ dày, tá tràng… để quan sát. Tại đây, camera được gắn ở đầu ống soi sẽ truyền hình ảnh tới màn hình để bác sĩ có thể quan sát rõ ràng và đưa ra chẩn đoán nếu có dấu hiệu bất thường từ vùng bụng của bệnh nhân.
Phương pháp này được đánh giá khá cao về độ hiệu quả và an toàn hơn nhiều so với phương pháp khác. Bởi vì ống nội nhỏ, khi đi qua đường mũi ít gây kích thích vào lưỡi gà, đáy lưỡi nên ít gây ra đau đớn và làm giảm cảm giác buồn nôn.
Phương pháp nội soi dạ dày gây mê không đau đớn.
Phương pháp nội soi dạ dày gây mê là phương pháp nội soi không đau đớn. Về cơ bản, phương pháp này cũng giống như cách nội soi qua đường miệng nhưng bệnh nhân sẽ được bác sĩ gây mê rồi mới tiến hành nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân không cảm thấy buồn nôn, đau rát hay khó chịu.
Bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân từ 10 – 15 phút. Trong thời gian này, bệnh nhân hoàn toàn không cảm nhận được cảm giác khó chịu và sẽ tỉnh lại sau 1 – 2 tiếng hết tác dụng của thuốc gây mê. Sau khi tỉnh lại bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám và thông báo về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị hợp lý.
Trước khi tiến hành nội soi dạ dày có được ăn gì không?
Trước khi nội soi dạ dày cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng để bác sĩ có thể quan sát rõ lớp niêm mạc dạ dày và tránh bị trào ngược trong quá trình nội soi. Đặc biệt, người bệnh không được uống các loại sữa, các loại nước có màu như nước hoa quả, nước ngọt, cà phê… trước khi nội soi vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình quan sát và chẩn đoán bệnh của bác sĩ.
Để đảm bảo kết quả tốt nhất và an toàn cho chính bản thân, bạn nên nội soi dạ dày vào buổi sáng bởi sau thời gian ngủ qua đêm, thức ăn sẽ được tiêu hoá hết. Nếu nội soi gây mê, người bệnh cần tuyệt đối phải nhịn ăn 8 tiếng, bao gồm cả uống nước lọc để tránh trào ngược vào phổi.
Nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trong thời gian gần đây hoặc có tiền sử dị ứng thuốc cần phải báo cho bác sĩ sớm trước khi tiến hành nội soi dạ dày.
Nội soi dạ dày ở đâu an toàn, chất lượng nhất?
Dưới đây là một số địa chỉ nội soi uy tín, chất lượng mà Medici muốn giới thiệu với bạn:
- Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Nơi đây là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh về tiêu hoá. Địa chỉ: Số 1, Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội.
- Trung tâm Nội soi tiêu hóa – Bệnh viện E Đa khoa Trung ương. Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Hà Nội.
- Trung tâm Nội soi tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng – quận Đống Đa – Hà Nội.
- Bệnh viện TW Quân đội 108. Địa chỉ: Số 1, đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
- Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức. Địa chỉ: Tầng 3 Nhà D, số 16-18 Phủ Doãn, Phường Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trên đây là những thông tin do ICondom tìm kiếm và gửi tới bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin về khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi sẽ giúp ích cho bạn và gia đình trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm
Be the first to write a comment.