Rate this post

Bệnh xơ cứng bì có tên gọi một cách đầy đủ trong ngành y học là “Bệnh xơ cứng bì hệ thống tiến triển”. Xét về tổng quát thì đây là một dạng bệnh tự dị ứng không rõ căn nguyên, biểu hiện đặc trưng của bệnh gồm tình trạng da dầy và cứng cùng một số ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể. Hãy cùng ICondom tìm hiểu cách điều trị bệnh xơ cứng bì như thế nào.

Bệnh xơ cứng bì và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xơ cứng bì là nhóm các bệnh hiếm gặp gây ra triệu chứng xơ cứng da và ảnh hưởng các mô kết nối. Một số trường hợp đặc biệt của bệnh sẽ dẫn đến việc phá hủy các bộ phận khác trong cơ thể như mạch máu, cơ quan nội tạng và ống tiêu hóa. Tùy thuộc vào bộ phận nào bị ảnh hưởng thì các dấu hiệu và triệu chứng cũng khác nhau.

Có hai dạng xơ cứng bì chủ yếu là xơ cứng bì cục bộ và xơ cứng bì hệ thống.

– Xơ cứng bì cục bộ: Chỉ ảnh hưởng đến một phần cơ thể và thường là các tế bào da. Bệnh không gây hại đến các cơ quan khác. Bệnh thường tự diễn biến và tự khỏi, trường hợp nặng nhất là gây hủy hoại da của người bệnh.

– Xơ cứng bì hệ thống: Cấp độ gây hại của bệnh gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Có 2 thể xơ cứng bì chủ yếu:

– Thể khu trú: Với đặc thù là gây thương tổn ở da. Vùng da bị thương tổn thường bị xơ cứng, teo tóp và để lại sẹo có hình dạng như những mảng tròn hay bầu dục. Vùng da bị bệnh có thể có màu trắng hoặc có màu tím hoa cà.

– Thể toàn thân: Với đặc thù được biểu hiện là hầu như toàn bộ da trên cơ thể đều bị xơ cứng hóa. Trong đó, nặng nhất phải kể đến là ở mặt, bàn tay, ngón tay. Vùng da ở mắt bị xơ cứng khiến không nhắm được mắt, vùng da ở miệng bị xơ cứng khiến giới hạn cử động miệng… và bệnh nhân khó có thể biểu lộ cảm xúc trên mặt.

Ngoài ra:

– Ở bàn tay, khi mới phát bệnh, các ngón tay thường có cảm giác đau từng cơn, ngón tay có thể bị tím tái, bị hoại tử, bị lở loét và nặng nhất là cụt ngón.

– Ở bộ máy tiêu hóa: bệnh nhân cảm thấy khó ăn khó uống, khó nuốt, hay bị nghẹn, táo bón hoặc tiêu chảy và dễ bị suy dinh dưỡng.

– Ở cơ quan hô hấp: bệnh nhân thường xuyên cảm thấy khó thở, tím tái mặt mày, nặng thì suy hô hấp và nguy hiểm nhất là gây ảnh hưởng tiêu cực đến tim như loạn nhịp tim, viêm màng tim, viêm cơ tim hoặc viêm nội tâm mạc…

– Ở cơ xương khớp: bệnh nhân bị đau các khớp khi vận động.

Tuy nhiên, tin tức tốt lành nhất đó là các nhà khoa học khẳng định rằng đây không phải là một bệnh lây nhiễm hoặc di truyền từ bố mẹ sang con cái. Với tự tiến bộ của nền y khoa thì nguyên nhân được tìm ra chủ yếu nghi ngờ và 4 yếu tố sau: Sự bất thường của hệ miễn dịch, cấu trúc gen, môi trường sống và yếu tố nội tiết.

Điều trị bệnh xơ cứng bì

Trên thực tế, việc “Điều trị bệnh xơ cứng bì như thế nào?” vẫn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ do chưa thể tìm được phương pháp điều trị triệt để bệnh. Đa số các trường hợp được điều trị chỉ là để làm giảm và kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra bằng cách dùng thuốc:

– Sử dụng thuốc khác sinh không chứa steroid (NSAIDs): điển hình là Aspirin nhằm giúp giảm đau và sưng;

– Sử dụng thuốc chứa steroid để kiểm soát phản ứng miễn dịch, giúp ích cho một số vấn đề liên quan đến cơ bắp, khớp hoặc các cơ quan nội tạng.

– Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ lưu thông máu đến các ngón tay để làm giảm thiểu các tình trạng tiêu cực do xơ cứng bì ở bàn tay.

Ngoài ra còn kể đến các loại thuốc huyết áp, thuốc giúp mở rộng mạch máu, thuốc suy tim. Và bên cạnh sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định một số điều trị nhằm giảm thiểu các triệu chứng bao gồm:

– Điều trị da bằng liệu pháp laser và liệu pháp ánh sáng.

– Liệu pháp vật lý.

– Liệu pháp lao động.

– Ghép nội tạng nếu các cơ quan bị phá hủy nghiêm trọng.

– Vận động cơ thể: việc thực hiện một số các bài tập thể dục đóng vai trò rất quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh và chống lại nguy cơ mắc nhiều bệnh, thúc đẩy tuần hoàn máu và ngăn cản sự cứng cơ.

– Tuyệt đối không hút thuốc lá.

– Kiểm soát chế độ ăn uống: tránh sử dụng các loại thực phẩm khiến tình trạng ợ nóng hoặc ợ hơi xảy ra. Đồng thời tránh ăn quá nhiều hoặc ăn no trước khi đi ngủ.

– Luôn giữ ấm cơ thể.

Qua bài viết trên, hẳn bạn đọc đã có được những thông tin bổ ích về căn bệnh xơ cứng bì, cũng như có câu trả lời cho thắc mắc “Điều trị bệnh xơ cứng bì như thế nào?”. Bệnh tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục những triệu chứng mà bệnh gây ra. Hãy tích cực chữa bệnh và chúc bạn luôn mạnh khỏe.