Rate this post

Vảy nến là căn bệnh mạn tính phức tạp, số bệnh nhân mắc phải căn bệnh này chiếm khoảng 3 – 5% trong tổng số người mắc bệnh da liễu. Nếu không được kịp thời thăm khám phát hiện, người bệnh sẽ rất khó có thể nhận ra.

Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân, nhưng nếu để lâu không có sự can thiệp thì sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về bệnh lý này, cũng như những nguy cơ biến chứng mà bệnh vảy nến mang lại hãy cùng ViCare theo dõi bài viết dưới đây.

Sơ lược về bệnh vảy nến

Vảy nến là bệnh lý được biết đến từ rất lâu, thế nhưng nguyên nhân gây bệnh cũng như sinh bệnh học của bệnh lý này vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ.

Thường trên cơ thể chúng ta, các tế bào da cũ sẽ được thay thế sau một chu kỳ nhất định. Nhưng với người bị bệnh vảy nến thì quá trình thay đổi tế bào da diễn ra rất nhanh, đây chính là hiện tượng tăng sinh tế bào da.

Điều này sẽ gây khiến cho các tế bào không kịp thay thế, nên sẽ dồn lại và tạo ra những mảng da dày có vảy.

Căn bệnh này thường xảy ra ở giai đoạn từ 16 đến 22 tuổi, muộn nhất là từ 5- đến 60 tuổi. Do là bệnh mạn tính nên bệnh vảy nến có thể xuất hiện và kéo dài suốt thời gian dài. Thậm chí là cả cuộc đời, hay bệnh chỉ bộc phát theo từng đợt.

Khi mắc bệnh, ban đầu chỉ đơn giản là các hồng ban có vảy trắng hay bạc. Nhưng sau đó dần tạo thành những vảy trắng, rất dễ bong tróc.

Tùy vào cơ địa mỗi người, mà bệnh vảy nến có thể là nặng hay nhẹ. Những đốm vảy này thường xuất hiện khắp cơ thể. Nhưng nhiều nhất là ở chân, da đầu, lưng, đầu gối…

Riêng với bệnh vảy nến ở da đầu, thường người bệnh rất khó có thể phát hiện. Do những vảy bong tróc này có màu trắng nên thường bị lầm tưởng là gàu. Vì vậy bệnh nhân ít khi quan tâm, bỏ qua không điều trị nên dễ khiến bệnh nặng hơn. Nguy cơ mắc phải biến chứng từ bệnh này cũng cao hơn.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến 

Mặc dù vảy nến là căn bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nhưng biến chứng của bệnh này mang lại bạn cần hết sức thận trọng.

Theo thống kê thì có khoảng  53% những người bị bệnh vảy nến, có kèm theo đau khớp. Vảy nến thể khớp là một thể biến chứng nặng của bệnh vảy nến rất thường gặp. Nó có thể gây ra các tổn thương cho khớp tay, chân, ngón tay, ngón chân… Thậm chí tình trạng nặng hơn sẽ gây biến dạng, co quắp các khớp. Vấn đề này sẽ thường tái đi tái lại nhiều lần, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Biến chứng thứ 2 của căn bệnh này chính là những tổn thương móng tay và móng chân. Khi mắc phải, các móng thường bị ngả sang màu vàng đục, trên bề mặt móng có xuất hiện những chấm lỗ. Hoặc hơn nữa là móng dễ bị mủn, mất cả móng. Có khoảng 30 đến 40% bệnh nhân bị bệnh vảy nến gặp phải biến chứng này.

Hơn nữa, người mắc bệnh vảy nến càng có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nguy hại đến gan, thận… khi sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến, nhất là bệnh vảy nến thể khớp.

Chính vì thế mà những người mắc bệnh vảy nến nên thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa của bệnh viện. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc, nhất là các dẫn xuất Vitamin A, corticoid dạng tiêm, methotrexat… Bệnh nhân là nữ giới, nếu đang điều trị bệnh thì không nên mang thai. Tránh khả năng biến chứng gây quái thai ngoài ý muốn.

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Vảy nến là căn bệnh mạn tính, đến nay chưa có phương pháp nào có thể chữa trị hoàn toàn căn bệnh này. Thường các bác sĩ sau khi thăm khám, xác định chính xác bệnh lý cho người mắc phải thì sẽ đưa ra một số giải pháp điều trị bằng cách sử dụng thuốc, quang trị liệu…

Mục đích chỉ là làm giảm viêm và kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da cho người bệnh. Gíup bệnh nhân có thể kéo dài thời gian ổn định của bệnh, hạn chế tối đa mức thấp nhất gặp phải các biến chứng không cần thiết.

Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cần tuân thủ những chỉ định cũng như hướng dẫn từ bác sĩ. Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da mắc bệnh, không làm tổn thương da, quan sát vùng da bị bệnh hàng ngày để biết được tình trạng bệnh của mình ra sao. 

Lưu ý sử dụng thuốc uống, thuốc sức theo toa bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Tuyệt đối không tùy tiện mua hay dùng các loại thuốc điều trị bên ngoài khi chưa có ý kiến từ bác sĩ điều trị.