5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư lưỡi là một căn bệnh ung thư miệng rất nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có thể điều trị khỏi nếu như được chẩn đoán vào giai đoạn sớm. Nhận biết về những triệu chứng của bệnh ung thư lưỡi có thể giúp cho bạn phát hiện được bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nhưng khám ung thư lưỡi ở đâu đó là điều đáng quan tâm.

1. Ung thư lưỡi là gì?

Ung thư lưỡi là một trong các loại bệnh ung thư miệng nguy hiểm và phổ biến nhất. Nếu như ung thư phát triển bắt đầu từ hai phần ba của lưỡi, thì đây được xác định là một loại bệnh ung thư miệng, nhưng nếu như nó được hình thành bắt đầu từ cổ họng trở về sau thì sẽ được phân loại là bệnh ung thư hầu họng. Ung thư lưỡi cũng có thể được chữa khỏi nếu như nó được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.

2. Các triệu chứng ung thư lưỡi

Một trong các dấu hiệu cảnh báo ung thư lưỡi là có các mảng hoặc đốm màu đỏ, trắng ở trên lưỡi, amidan,…

Dấu hiệu được xem là phổ biến nhất của ung thư lưỡi chính là bị lạnh hoặc đau miệng dai dẳng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

– Đau ở xương hàm hay lưỡi lâu không khỏi

– Hình thành nên một khối hoặc vùng da ở bên trong miệng dày lên

– Xuất hiện các mảng da màu đỏ hoặc trắng ở trên amiđan, niêm mạc miệng, lợi hoặc lưỡi.

– Bị đau họng hoặc cảm giác có vật bị mắc kẹt ở trong cổ họng

– Gặp bất tiện trong khi nhai hoặc nuốt

– Gặp khó khăn trong quá trình di chuyển lưỡi hoặc hàm

– Tê dai dẳng ở trong miệng

– Bị chảy máu lưỡi

– Bị đau tai

3. Nguyên nhân nào gây ung thư lưỡi?

Nhiễm virus HPV thông qua đường tình dục được xem là một trong các nguyên nhân gây nên ung thư lưỡi. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư lưỡi vẫn còn chưa biết rõ, nhưng đã có một số yếu tố được xem là có nguy cơ gây bệnh. Trong đó, lây nhiễm virus HPV thông qua đường tình dục là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất ở các nước phương Tây.

Ngoài ra, việc lạm dụng rượu và hút thuốc lá nhiều cũng là nguy cơ quan trọng. Đối tượng thường có nguy cơ mắc ung thư lưỡi cao nhất là nam giới trên 40 tuổi.

4. Những phương pháp điều trị ung thư lưỡi

Phẫu thuật

Nếu như khối u nhỏ, phương pháp để điều trị tốt nhất là phẫu thuật nhằm loại bỏ các khối u. Tuy nhiên, việc phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và nuốt của bệnh nhân.

Tia xạ

Nếu như khối u có các kích thước lớn hơn, lúc này xạ trị sẽ hỗ trợ phẫu thuật. Ngoài ra các khối u ở trên mặt lưỡi và các hạch bạch huyết ở 2 bên cổ cũng sẽ được loại bỏ để có thể đảm bảo ung thư không bị tái phát. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cũng sẽ được chiếu xạ để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại.

Hóa trị

Hóa trị rất cần thiết đối với các trường hợp ung thư lưỡi khi đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ. Hóa trị thường sẽ được thực hiện kết hợp với xạ trị nhằm có được kết quả tốt nhất.

Điều trị nhắm mục tiêu

Phương pháp này thông thường kết hợp với xạ trị để có thể mang lại một kết quả tốt nhất. Việc khám ung thư lưỡi ở đâu rất quan trọng, vì cần có một kết quả kiểm tra chính xác thì bạn mới có được các pháp điều trị đúng hướng.

5. Khám ung thư lưỡi ở đâu?

Bệnh viện K

Bệnh viên K là một bệnh viện đầu ngành về việc phòng chống ung thư của cả nước. Đội ngũ các y bác sĩ được đào tạo bài bản ở các trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, đây là bệnh viện đầu ngành nên các trang thiết bị y tế của bệnh viện được đầu tư tốt nhất. Số lượng bệnh nhân khám và điều trị bệnh rất lớn cho thấy được mức độ uy tín của bệnh viện. Bệnh viện K hiện tại có 3 cơ sở, địa chỉ cụ thể như sau:

– Cơ sở 1: số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

– Cơ sở 2: Ở Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

– Cơ sở 3: Ở Số 30 đường Cầu Bươu,Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Điện thoại: 024 3825 2143

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu Bệnh viện Bạch Mai

Đây là trung tâm có chất lượng đạt chuẩn. Với đội ngũ các y bác sĩ rất tận tâm, có chuyên môn và trách nhiệm, trung tâm đã tạo nên một vài bước tiên mới ở trong nền y học nước nhà. Địa chỉ của trung tâm này nằm ở 78 Giải Phóng- Hà Nội. Khoa Y học hạt nhân của bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong các khoa được quan tâm hàng đầu tại bệnh viện quân y 108. Khoa đã sử dụng các kĩ thuật ở trong y học hạt nhân để có thể chẩn đoán và điều trị nhiều loại bệnh trong đó có bệnh ung thư. Địa chỉ ở số 1, đường Trần Hưng Đạo, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng.

Điện thoại: 024 3869 3731

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 06:30 – 12:00, 13:30 – 18:00

Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện khám ung thư uy tín đứng hạng 1 ở thành phố Hồ Chí Minh. Một điểm khác so với những bệnh viện khác, bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh đã khám từ rất sớm bắt đầu từ 5 giờ sáng. Địa chỉ bệnh viện tại số 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028 3841 2637

Giờ làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07:30 – 16:30

Xem thêm