5/5 - (1 bình chọn)

Khổ qua rừng được hầu hết các chuyên gia đánh giá cao về công dụng trị đái tháo đường. ICondom sẽ hướng dẫn bạn đọc cách dùng khổ qua rừng trị đái tháo đường hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây. Người bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể đưa khổ qua rừng vào danh sách nhóm các loại thực phẩm an toàn, giúp ổn định đường huyết trong quá trình trị bệnh nhé!

Tác dụng của khổ qua rừng với bệnh đái tháo đường

Đối với người bệnh đái tháo đường thì việc ổn định chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn là vô cùng quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày của bản thân sao cho phù hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ. Do đó, kiêng khem một số loại thực phẩm là điều bắt buộc cần tuân thủ.

Vậy, có loại thực phẩm nào không những phù hợp với nhu cầu ăn uống mà còn có công dụng tốt cho sức khỏe của người bệnh đái tháo đường không? Câu trả lời chính là khổ qua rừng.

Nghiên cứu nào cho thấy khổ qua rừng trị đái tháo đường?

Theo thí nghiệm của hai nhà nghiên cứu Lolitkar và Rao vào năm 1962, thành phần charantin có trong khổ qua rừng đã giúp hạ huyết áp của con thỏ bị đái tháo đường một cách hiệu quả. Chưa dừng lại ở đó, hai nhà nghiên cứu khác là Visarata và Ungsurungsie đã thành công trong việc giúp cơ thể của thỏ bị đái tháo đường sản sinh ra insulin (chất chống lại bệnh đái tháo đường) bằng cách thực hiện thí nghiệm đưa chất dịch tiết ra từ khổ qua rừng vào cơ thể thỏ.

Hai thí nghiệm trên đã khẳng định, khổ qua rừng có khả năng hỗ trợ trị đái tháo đường. Bên cạnh đó, khổ qua rừng vốn được xem là loại thực phẩm  có tính hàn giúp cơ thể thanh nhiệt và hỗ trợ giải độc. Vậy nên, không khó để có thể hiểu được vì sao người bệnh tiểu đường ngày nay lại ưa chuộng sử dụng khổ qua rừng đến như vậy.

Có thật là khổ qua rừng trị đái tháo đường?

Ngoài việc hỗ trợ ổn định đường huyết, khổ qua rừng còn rất tốt cho người bị bệnh tim mạch hoặc cao huyết áp. Hai bệnh này cũng chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, việc sử dụng khổ qua rừng trong quá trình điều trị giúp người bệnh đái tháo đường có thể phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến một số công dụng trong khổ qua rừng có lợi cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường như:

  • Khổ qua rừng có chứa chất p-insulin (hoạt động tương tự như insulin) cải thiện tình trạng thiếu hụt insulin của cơ thể người bệnh.
  • Thành phần kali hỗ trợ ổn định chỉ số huyết áp, tốt cho người bệnh huyết áp cao.
  • Thành phần charantin giúp ổn định đường huyết, sản sinh insulin để phân giải glucose dư thừa trong máu thành năng lượng nuôi cơ thể.
  • Protein và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ miễn dịch đồng thời kháng lại sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể.
  • Giàu chất xơ, hàm lượng calo thấp giúp người bệnh giảm cân hiệu quả.
  • Khổ qua rừng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol, một trong những chất gây ra xơ vữa động mạch.
  • Đồng thời hỗ trợ giảm mỡ máu, hạn chế đột quỵ, tai biến mạch máu não.

Dùng khổ qua rừng trị đái tháo đường thì có cần dùng thuốc nữa không?

Khổ qua rừng là loại thảo dược giúp ổn định đường huyết, từ đó làm thuyên giảm tình trạng bệnh đái tháo đường và các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, khổ qua rừng chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị nên không thể thay thế thuốc hoàn toàn. Người bệnh đái tháo đường vẫn nên tham khảo sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Và tuyệt đối không được tự ý ngừng sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Hướng dẫn cách dùng khổ qua trị đái tháo đường 

Mặc dù có vị đắng khó ăn nhưng khổ qua rừng lại là một trong những “bài thuốc” đem đến nhiều tác động tích cực rõ rệt đến sức khỏe người bệnh đái tháo đường. Sau đây là 4 cách dùng khổ qua rừng trị đái tháo đường hiệu quả nhất, cụ thể như sau:

Ăn sống trực tiếp 

Trước khi ăn sống khổ qua rừng, bạn nên sơ chế bằng cách rửa sạch và ngâm sơ qua nước muối trong vòng 5 phút. Để thưởng thức ngon miệng hơn, bạn có thể thái lát mỏng và ướp lạnh trong tủ. Lưu ý, không nên ngâm quá lâu trong nước vì có thể khiến chất dinh dưỡng trong khổ qua rừng bị mất đi.

Uống nước ép khổ qua rừng 

Bạn có thể sử dụng từ 1 – 2 quả khổ qua rừng và sơ chế chúng trước khi bỏ vào máy ép. Để giảm bớt vị đắng khó uống, bạn có thể cho thêm khoảng 1 lít nước lọc và 1 thìa cà phê mật ong. Thưởng thức với đá lạnh hoặc ướp lạnh trong tủ để giúp ngon miệng hơn.

Trà khổ qua rừng dễ làm tại nhà

Công thức làm trà khổ qua rừng rất đơn giản từ Medici chỉ gồm 5 bước như sau:

  • Bước 1: Chọn những quả ngon, tươi bằng cách nhìn vào phần cuống hoặc bấm nhẹ vào thân (không mềm nhũn là còn tươi).
  • Bước 2: Cắt từng lát thật mỏng và bỏ phần hạt.
  • Bước 3: Phơi 3 nắng hoặc cho đến khi lát khổ qua rừng ráo nước hoàn toàn.
  • Bước 4: Đảo đều khổ qua rừng đã phơi khô trên bếp tầm 20 – 30 phút. Lưu ý, để lửa nhỏ.
  • Bước 5: Pha trà với 2 muỗng canh trà khổ qua và 100ml nước sôi. Có thể uống nhiều lần cho đến khi vị đắng nhạt hẳn bằng cách chế thêm nước sôi vào bã trà trong ấm.

Bạn cũng có thể tìm mua các sản phẩm trà khổ qua rừng của một số thương hiệu uy tín tại Việt Nam. 

Chế biến thành các món ăn dinh dưỡng

Vi có vị quá đắng nên nhiều người bệnh đái tháo đường gặp khó khăn khi ăn khổ qua rừng. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy chúng rất ngon nếu biết chế biến 4 món sau đây, bao gồm:

  • Khổ qua rừng xào trứng. 
  • Trộn kèm với rau cần.
  • Nhồi thịt bằm hoặc cá thác lác.
  • Hầm khổ qua rừng với thịt nạc và rau củ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần cẩn trọng khi kết hợp các nguyên liệu có trong món ăn. Cụ thể là tránh kết hợp nhiều nguyên liệu có hàm lượng protein/ đạm cao, có thể gây hại đến sức khỏe người bệnh. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các món ăn từ khổ qua rừng là rất cần thiết, nhằm đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị đái tháo đường.

Dùng khổ qua trị đái tháo đường cần lưu ý gì?

Tuy khổ qua rừng mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người bệnh đái tháo đường nhưng nếu sử dụng sai cách có thể dẫn đến tình trạng phản tác dụng. Do đó, cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sử dụng khổ qua rừng đúng cách mang lại hiệu quả cao:

  • Không nên ăn khổ qua rừng hoặc uống trà khi cơ thể đang đói.
  • Đối với người lớn, chỉ nên dùng khổ qua rừng 1 bữa/tuần (không vượt quá 200g/ bữa ăn). 
  • Liều lượng sử dụng an toàn trong khoảng hoặc 50 – 100 ml trà/ nước ép khổ qua rừng mỗi ngày. Thời gian đầu nếu uống chưa quen thì nên dùng cách ngày.
  • Không nên nấu khổ qua rừng quá nhừ bở vì sẽ mất hết chất dinh dưỡng, đồng thời gây ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.
  • Đối tượng không nên sử dụng khổ qua rừng: trẻ nhỏ dưới 7 tuổi, người bệnh đái tháo đường kèm huyết áp thấp, phụ nữ đang mang thai/ cho con bú.

Khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe người bệnh đái tháo đường, tuy nhiên sử dụng quá nhiều hoặc lạm dụng để chữa bệnh cũng sẽ không tốt. Do đó, bạn đọc có thể tham khảo công dụng của khổ qua rừng và cách dùng khổ qua rừng trị đái tháo đường trên bài viết này của ICondom để sớm cải thiện tình trạng sức khỏe nhé!

Xem thêm