5/5 - (1 bình chọn)

Dứa là một loại quả có mùi vị thơm ngon và hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì cần phải thận trọng khi muốn thưởng thức loại quả này. Vậy mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu để không ảnh hưởng đến thai nhi? Xin mời quý vị cùng ICondom đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu không ảnh hưởng đến thai nhi?

Các dưỡng chất có trong quả dứa

Dứa có tên khoa học là Ananas comosus là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến nhất trên thế giới. Quả dứa rất giàu dưỡng chất như mangan, vitamin C, folate và đồng. Quả dứa còn là nguồn chứa hợp chất thực vật bromelain duy nhất, rất có lợi cho sức khỏe như giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm lành vết thương, tốt cho sức khỏe đường ruột và phòng chống ung thư.

Quả dứa có chứa carbohydrate chủ yếu ở dạng đường đơn như glucose, fructose và sucrose. Trong quả dứa còn có cả chất xơ, trung bình một cốc dứa chứa 2g chất xơ, trong đó có đến 99% là dạng chất xơ không hòa tan như cellulose, pectin và hemicellulose.

Quả dứa là loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là mangan và vitamin C. Các vitamin và khoáng chất có trong quả dứa đó là:

  • Vitamin C: một cốc dứa sẽ cung cấp cho cơ thể 132% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp cho làn da khỏe mạnh và góp phần cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Mangan: đây là một chất vi lượng thiết yếu của cơ thể, thường có trong nhiều loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và rau củ. Với một quả dứa sẽ cung cấp cho cơ thể 76% nhu cầu mangan mỗi ngày.
  • Folate (vitamin B9): cần thiết cho sự phát triển mô và đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai.
  • Đồng: đây cũng là một loại khoáng chất thực hiện nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Đồng cũng tham gia vào quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu.

Quả dứa có thể được ăn tươi hoặc ép nước uống hay sấy khô, đóng hộp, có khi được sử dụng trong chế biến một vài món ăn.

vicare.vn-me-bau-dua-tu-tuan-bao-nhieu-khong-anh-huong-den-thai-nhi-body-1

Tác dụng của quả dứa đối với mẹ bầu

Hoạt chất bromelain trong quả dứa có tác dụng làm mềm cổ tử cung, vì vậy nhiều mẹ bầu lo lắng khi ăn dứa có thể gây sảy thai. Trên thực tế, hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh làm rõ điều này. Ngoài ra, hàm lượng bromelain trong dứa không nhiều, bà bầu phải ăn ít nhất 7 quả dứa mới có thể gây ra những ảnh hưởng đáng kể.

Tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch: hàm lượng vitamin C trong quả dứa giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cho mẹ bầu. Chất bromelain cũng có tác dụng chống lại các triệu chứng cảm lạnh thông thường. Nếu như mẹ bầu đang bị cảm lạnh có thể ăn một miếng dứa để giảm bớt triệu chứng.

Dứa giúp xương chắc khỏe: hàm lượng mangan cao trong dứa có vai trò quan trọng tới việc phát triển xương và các mô liên kết của cơ thể.

Tác dụng ngăn ngừa táo bón: quả dứa có chứa nhiều chất xơ giúp cho bà bầu ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu trong quá trình mang thai. Đồng thời, hoạt chất bromelain có tác dụng phân hủy protein giúp cho quá trình tiêu hóa nhanh chóng hơn.

Tác dụng giảm ốm nghén: đối với một số mẹ bầu, mùi thơm của dứa có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng ốm nghén.

Dứa đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của bà bầu, vậy mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu không ảnh hưởng đến thai nhi?

Mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu không ảnh hưởng đến thai nhi?

Lượng bromelain không đáng kể nhưng nếu sử dụng không đúng thời điểm trong quá trình mang thai thì có thể gây kích thích và làm co thắt tử cung, gây nguy cơ sảy thai. Đặc biệt quả dứa xanh sẽ có hàm lượng bromelain rất cao. Vì vậy trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bầu ăn dứa thì rất có khả năng gây sảy thai. Song, mẹ bầu phải ăn đến 7 quả dứa/ngày thì mới có thể gặp phải trường hợp này.

vicare.vn-me-bau-dua-tu-tuan-bao-nhieu-khong-anh-huong-den-thai-nhi-body-2

Do vậy trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn dứa. Từ tuần 38 trở đi, mẹ bầu có thể ăn dứa nhiều hơn một chút để kích thích co thắt tử cung, giúp cho việc sinh nở diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời tại thời điểm này, hoạt chất bromelain có trong dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung, điều này giúp cho việc sinh con dễ dàng hơn.

Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi ăn dứa

  • Các bà bầu nên ăn dứa với số lượng vừa phải, bởi việc ăn quá nhiều sẽ dễ gây sâu răng, đau đầu, ợ nóng, nôn hoặc chảy nước mũi. Khi ăn nhiều cũng sẽ bị rát lưỡi, rất khó chịu.
  • Một số trường hợp bà bầu ăn dứa hoặc uống nước ép dứa chưa chín có thể bị phát ban.
  • Mẹ bầu nên loại bỏ phần lõi dứa khi ăn vì chúng có thể hình thành các búi xơ trong ruột gây khó chịu.
  • Nên ăn dứa ngay sau khi gọt, tránh để quá lâu ngoài không khí.
  • Với những mẹ bầu bị đau dạ dày, không nên ăn dứa khi đói. Bởi dứa có tính chua, làm cho cơn đau dạ dày tăng thêm nếu ăn lúc đói.
  • Với những bà bầu có cơ địa dễ dị ứng thì khi ăn dứa có thể gặp phải tình trạng như sưng môi, lưỡi, má, hay bị phát ban, nổi mề đay, khó thở. Nguyên nhân của hiện tượng này là do men phân giải protein làm tăng khả năng thẩm thấu của niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến việc sản sinh ra protein dị tính thấm vào máu gây ra các triệu chứng dị ứng. Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên chế biến dứa trước khi ăn như nấu hoặc xào,…

Vậy là chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “mẹ bầu ăn dứa từ tuần bao nhiêu không ảnh hưởng đến thai nhi?”. Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế ăn dứa, từ tuần 38 trở đi, mẹ bầu có thể ăn nhiều hơn để giúp cho quá trình sinh nơ thược thuận lợi hơn.

Xem thêm