Làm gì để không “vỡ kế hoạch”? Các cặp vợ chồng đã áp dụng rất nhiều phương pháp tránh thai trong đó có sử dụng miếng dán tránh thai. Nhưng liệu bao nhiêu chị em đã hiểu thật sự về miếng dán tránh thai?
Miếng dán tránh thai là gì?
Miếng dán tránh thai là phương pháp tránh thai an toàn. Đây là miếng mỏng chỉ khoảng 4,5cm2, được chị em dán trực tiếp vào da ở mông, bụng, ngực, lưng trên hoặc ở trên bắp tay.
Miếng dán tránh thai có thể sinh ra hai loại hoocmon tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol) giống với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên.
Miếng dán tránh thai hoạt động theo cơ chế là ngăn cản sự rụng trứng. Khi trứng không rụng, tinh trùng không thể gặp để thụ tinh và quá trình thụ thai không xảy ra.
Miếng dán tránh thai cũng sẽ làm cho chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại, khiến cho tinh trùng rất khó bơi vào để gặp trứng. Sử dụng miếng dán đúng thời điểm trong tháng thì hiệu quả tránh thai lên đến 95%. Còn nếu chị em chậm hoặc quên dán một tuần, bóc miếng dán sớm thì sẽ làm giảm hiệu quả ngừa thai của miếng dán, mang thai vẫn có thể xảy ra.
Miếng dán tránh thai phương pháp tránh thai hiệu quả, tiện dụng
Cách dùng miếng dán tránh thai
Cách sử dụng miếng dán tránh thai không khó, dùng theo chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là: Một ngày sau khi hết kinh, bạn dán miếng dán lên da để trong 1 tuần.
Vào ngày đó của tuần kế tiếp, lột bỏ miếng cũ và dán miếng mới, bạn có thể dán miếng mới vào những chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không được dán miếng dán mới, và kinh nguyệt xảy ra. Các tuần tiếp theo sẽ tiếp tục lặp theo quy trình như vậy.
Nếu lần đầu tiên sử dụng miếng dán tránh thai thì trong 7 ngày đầu phải dùng thêm 1 biện pháp tránh thai khác để phòng ngừa. Nếu miếng dán tiếp theo được dán và bỏ đúng thời điểm thì bạn không cần dùng phương pháp tránh thai khác.
Tuyệt đối không nên dùng cùng lúc cả miếng dán và viên thuốc tránh thai, vì viên uống tránh thai cũng chứa hàm lượng estrogen cao, dễ gây tai biến.
Ưu, nhược điểm của miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai có tốt không, có gây vô sinh không, ưu nhược điểm của nó là gì? Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nữ.
Ưu điểm của miếng dán tránh thai
- Dùng miếng dán tránh thai dễ dàng, tiện dụng, chị em không cần nhớ ngày uống thuốc như dùng viên uống tránh thai.
- Không làm giảm khoái cảm tình dục như dùng bao cao su
- Hiệu quả tránh thai lên đến 95% nếu dùng đúng thời điểm.
- Sử dụng miếng dán tránh thai chị em vẫn có thể tắm, tập bơi. Không nên bóc hoặc thay đổi vị trí miếng dán tránh thai khi đã dán vào da, vì như vậy miếng dán dễ bị rơi ra.
- Tuyệt đối không dùng băng dính để giữ miếng dán, không cắt, sửa lại miếng dán. Vì như vậy dễ làm thay đổi hormone phân phối vào cơ thể.
- Hy hữu một số trường hợp dùng miếng dán tránh thai bị bong và rơi ra là do miếng dán không dán đúng. Miếng dán tránh thai được dán lại trong 24h thì hiệu quả tránh thai vẫn tốt. Nhưng nếu đã quá 24h thì để không “lỡ kế hoạch” thì bạn nên dùng thêm 1 miếng dán tránh thai khác cho đến khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong 7 ngày.
- Chị em có thể mang thai lại sau khi sử dụng miếng dán, vì trứng thường dụng trở lại trong 3 chu kì đầu sau khi ngừng dùng miếng dán.
Nhược điểm khi dùng miếng dán tránh thai
- Trước khi dùng miếng dán tránh thai chị em cần đi khám xem bản thân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay không. Nếu đã bị bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ mắc bệnh thì không nên dùng miếng dán tránh thai.
- Khi dùng miếng dán tránh thai cơ thể sẽ có một vài thay đổi có thể là kích ứng nhẹ da ở vùng dán, hơi đau đầu, buồn nôn, vú cương lên, âm đạo ra một chút máu bất thường. Nguyên nhân là do miếng dán có thể sinh ra hai hormone là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol) làm thay đổi hormone trong cơ thể.
- Dùng miếng dán tránh thai có thể làm tăng nguy cơ máu vón cục. Do miếng dán sinh ra hormone thẩm thấu trực tiếp vào mạch máu.
- Miếng dán tránh thai chống chỉ định với người bị bệnh tim mạch, bướu cổ, đái tháo đường.
- Dùng miếng dán tránh thai không thể ngăn ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, herpes sinh dục và lậu.
Dùng miếng dán tránh thai có thể gây nên tác dụng phụ
Chị em hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên sản phụ khoa trước khi dùng miếng dán tránh thai.
Miếng dán tránh thai loại nào tốt?
Trên thị trường có nhiều loại miếng dán tránh thai khác nhau để chị em lựa chọn. Bạn có thể tham khảo một số loại sau:
Miếng dán tránh thai Evra: Miếng dán tránh thai Evra hộp 3 miếng. Mỗi miếng dán sẽ có thành phần chủ yếu là norelgestromin 6 mg, ethinyl estradiol 600 mcg.
Miếng dán tránh thai Beige có kích thước 4,5 x 4,5cm , chị em có thể dán ở bụng, mông, lưng hoặc phần trên của cánh tay trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Miếng dán có tác dụng suốt trong 7 ngày.
Không dùng miếng dán tránh thai Evra cho phụ nữ có thai, bệnh nhân viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch huyết khối, phụ nữ bị bệnh mạch vành, mạch máu não, người bị bệnh tim. Bị tăng HA ≥ 160/100 mmHg, người bị tiểu đường, đau nửa đầu, ung thư vú, lạc nội mạc tử cung, bệnh lý về gan.
Miếng dán tránh thai có giá bao nhiêu?
So với những phương pháp tránh thai khác thì dùng miếng dán tránh thai sẽ tốn kém hơn. Gía thành của miếng dán tránh thai khá cao, bạn sẽ mất khoảng 200 đến 300.000 đồng/tháng) vì thế miếng dán tránh thai chưa thực sự được sử dụng nhiều ở nước ta. Chị em có thể mua miếng dán tránh thai ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Dùng miếng dán tránh thai hay bất cứ phương pháp kế hoạch hóa gia đình nào bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, cân nhắc về điều kiện gia đình cũng như kế hoạch sinh con để đảm bảo hạnh phúc vợ chồng.
Be the first to write a comment.