5/5 - (2 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống (có thể ở nhiều đốt sống) lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây đau. Mổ thoát vị đĩa đệm tốn bao nhiêu tiền? Nên thực hiện ở đâu thì tốt? Đây chắc hẳn là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Để giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng ICondom tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần mổ khi nào?

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của cột sống. Thường gặp nhất ở các đốt sống thắt lưng L4, L5, S1 hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đĩa đệm lệch làm chèn ép các rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm có thể do cột sống bị tổn thương khi lao động quá sức, làm việc sai tư thế, chấn thương. Đĩa đệm bị thoái hóa do quá trình lão hóa của cơ thể cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cân nặng của cơ thể cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh. Bởi trọng lượng cơ thể càng cao, áp lực đè lên cột sống càng lớn, đặc biệt là cột sống thắt lưng. 

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào vị trí tổn thương. Có thể là:

  • Đau nhức chân tay đặc biệt là ở vùng cổ, thắt lưng sau đó lan ra cổ tay, chân, vai gáy và các khớp liên quan. Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ trong vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng. 
  • Tê bì chân tay, vùng cổ, thắt lưng, sau đó lan dần xuống dưới đùi, chân, gót chân. Bệnh nhân có cảm giác như bị kiến bò.
  • Giai đoạn nặng, bệnh nhân gặp khó khăn khi vận động như đứng lên, ngồi xuống, đi lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Sau đó là yếu cơ, teo cơ, cuối cùng là liệt cơ và mất khả năng vận động.

Nếu không điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm nặng lên có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nặng nề. Bệnh nhân có nguy cơ liệt nửa người hoặc toàn bộ cơ thể.

Phần lớn, khi bệnh còn nhẹ hoặc chưa chuyển biến xấu, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc sau:

  • NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen, naproxen, diclofenac, ketoprofen, celecoxib,… có tác dụng làm giảm cơn đau. Lưu ý, các thuốc này dễ gây ra tác dụng không mong muốn như: loét dạ dày tá tràng, tăng thời gian chảy máu, nguy cơ xuất huyết và tổn thương thận. 
  • Thuốc corticoid dùng đường tiêm để giảm cơn đau.

Bên cạnh đó, người bệnh nên phối hợp với các bài tập vật lý trị liệu, tập luyện thể dục kết hợp với chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để đem lại hiệu quả tốt hơn.Vậy, khi nào người bệnh cần mổ thoát vị đĩa đệm? Và mổ thoát vị đĩa đệm tốn bao nhiêu tiền? Bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh tiến triển nặng hơn hoặc các phương pháp trên không còn hiệu quả, cơn đau xuất hiện thường xuyên, âm ỉ, dai dẳng. Bệnh nhân mất cảm giác, tê liệt chân tay, tiểu tiện không tự chủ và mất khả năng vận động.

Mổ thoát vị đĩa đệm tốn bao nhiêu tiền?

Tùy vào tình trạng bệnh và loại hình phẫu thuật mà chi phí có thể khác nhau. Trước khi giải đáp thắc mắc mổ thoát vị đĩa đệm tốn bao nhiêu tiền hãy cùng ICondom điểm qua các loại hình phẫu thuật dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp mở 

Phương pháp này được bác sĩ tiến hành phẫu thuật thông qua một vết mổ nhỏ ở  đốt sống bằng kính hiển vi. Khi cần thiết, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần nhỏ xương đốt sống.

Phẫu thuật loại bỏ phần đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh

Đây là loại hình phẫu thuật phổ biến để cắt bỏ đĩa đệm cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh. Trong một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể xem xét loại bỏ toàn bộ đĩa đệm nếu cần. 

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật thông qua vết mổ ở lưng với sự giúp đỡ của các thiết bị tiên tiến.

Phẫu thuật thay đĩa đệm

Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành tạo một vết mổ ở bụng. Đĩa đệm nhân tạo làm từ kim loại sẽ được dùng để thay thế đĩa đệm bị tổn thương, thoái hóa. Phương pháp phẫu thuật này thường chỉ áp dụng với đĩa đệm ở phần lưng bị thoái hóa.

Người bị viêm khớp, loãng xương cần thận trọng khi lựa chọn phương pháp phẫu thuật này.

Phẫu thuật nối đốt sống

Phẫu thuật nối đốt sống giúp cố định,và định hình lại các đốt sống, đĩa đệm bị lệch của bệnh nhân. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc gây mê (như thiopental, barbiturat,…). Sau đó, hợp nhất các đốt sống bị thoái hóa với nhau, bằng cách ghép xương từ các phần khác của cơ thể hoặc xương của người hiến tặng. Các ốc vít, kim loại đặc biệt sẽ được sử dụng để cố định khớp nối.

Theo Viện nghiên cứu bệnh cơ xương khớp Việt Nam, chi phí phẫu thuật cho một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không có hẹp đốt sống nằm trong khoảng từ 15-20 triệu đồng. Với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng có biến chứng hẹp ống sống thì chi phí phẫu thuật sẽ cao hơn, khoảng 30 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật cho quá trình mổ thoát vị đĩa đệm còn liên quan đến:

  • Các phương pháp mổ: Nếu bệnh nhân lựa chọn mổ truyền thống (hay mổ hở) chi phí sẽ khoảng 15-20 triệu đồng. Nếu bệnh nhân lựa chọn mổ nội soi, thì chi phí cho một ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là 30-60 triệu đồng. Hiện nay, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhất là phẫu thuật bằng robot. Phương pháp này cho hiệu quả cao, an toàn trong quá trình phẫu thuật. Vì thế mà chi phí cho quá trình phẫu thuật rất cao cao, khoảng 85-100 triệu đồng.
  • Thời gian điều trị: Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải nằm viện cho đến khi hồi phục. Chi phí giường bệnh, các loại thuốc điều trị, phương pháp vật lý trị liệu,… tùy thuộc vào dịch vụ mà người bệnh chọn. 
  • Thẻ bảo hiểm y tế: Chi phí điều trị sẽ được giảm đáng kể nếu bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế chỉ hỗ trợ các khoản chi phí khám chữa bệnh được quy định. 
  • Tình trạng sức khỏe: Nếu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm mắc kèm theo các bệnh như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, suy thận,… chi phí phẫu thuật, điều trị có thể sẽ cao hơn.

Xem thêm