Nội soi tiêu hóa gây mê là phương pháp chẩn đoán các vấn đề tiêu hóa, cũng như giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của các bệnh ung thư về đường tiêu hoá.
Hệ tiêu hóa ở người được chia ra làm 2 phần:
- Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
- Tuyến tiêu hóa bao gồm: các tuyến nước bọt ở miệng, tuyến tiêu hóa ở ruột, tụy, gan, mật…
Vậy nội soi tiêu hoá có gây mê là gì?
Là quá trình nội soi được tiến hành với sự hỗ trợ của thuốc gây mê, điều này giúp bệnh nhân có thể nghỉ ngơi trong suốt quá trình nội soi.
Quy định đối với bệnh nhân nội soi tiêu hoá có gây mê
Tất cả các bệnh nhân cần phải được khám trước gây mê như đo huyết áp, hỏi bệnh sử.
Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ (cơm, cháo, sữa, trái cây…) Nhịn uống ít nhất 3 giờ (nước lọc, nước không có ga) trước gây mê
Sau gây mê ít nhất 3 giờ bệnh nâhn có thể ăn uống nhẹ trở lại
Sau gây mê bệnh nhân cần được theo dõi ít nhất 1 giờ tại bệnh viện
Bệnh nhân bắt buộc phải được người thân đưa về sau gây mê
Trong vòng 24h sau gây mê không được vận hành máy móc lái xe ô tô, xe máy.
Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc bạn bị dị ứng bệnh mà bạn đang mắc. Thuốc và liều lượng thuốc đang dùng.
Quá trình nội soi có gây mê được tiến hành như thế nào?
Thuốc gây mê sẽ được đưa vào đường tĩnh mạch, điều này sẽ giúp bệnh nhân nghỉ ngơi trong suốt quá trình soi. Trong quá trình nội soi bạn sẽ được thở oxy, được theo dõi liên tục mạch, huyết áp, nhịp thở và độ bão hoà oxy vằng monitoring.
Tai biến có thể xảy ra trong quá trình gây mê nội soi tiêu hoá
Nội soi tiêu hoá có gây mê nói chung là an toàn, tỉ lệ tai biến rất thấp dưới 1/10.000. Tai biến chính là giảm tần số hô hấp hay giảm nhịp tim. Tai biến này sẽ được khắc phục bằng thở oxy và một số thuốc được đưa qua đường tĩnh mạch.
Be the first to write a comment.