Trĩ là một căn bệnh gây ám ảnh với nhiều người bởi căn bệnh này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, khó chịu mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bạn có thể phải đối mặt với cảm giác xấu hổ khi búi trĩ bị lòi ra ngoài, gây vướng víu, nhiễm trùng…. Vậy phải làm gì khi lòi búi trĩ ra ngoài?
Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh trĩ đang có chiều hướng gia tăng. Mặc dù bệnh trĩ gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày nhưng nếu được điều trị sớm, bạn hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. Song, vì búi trĩ thường xuất hiện ở khu vực nhạy cảm nên nhiều người thừa nhận rằng, họ cảm thấy rất ngại khi đến bệnh viện khám. Một số khác thì không biết rằng mình đang mắc bệnh trĩ, chỉ đến khi búi trĩ lòi ra ngoài thì người bệnh mới đi khám và lúc này thì bệnh đã trở nặng.
Khi nào búi trĩ bị lòi ra ngoài?
Trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom) là tình trạng mà hệ thống tĩnh mạch tại vùng trực tràng – hậu môn bị phình giãn quá mức, lâu dần tạo thành các búi trĩ. Do đó, về bản chất, búi trĩ chính là các đám tĩnh mạch bị xung huyết. Theo thời gian, các búi trĩ này sẽ to lên và dần sa xuống hậu môn. Vì vậy, tình trạng này còn được gọi là sa búi trĩ.
- Với bệnh trĩ ngoại: búi trĩ vốn luôn nằm ngoài hậu môn, ở giai đoạn đầu, bạn có thể dùng tay ấn búi trĩ vào dần dần nhưng nếu búi trĩ bị lòi ra ngoài thường xuyên và khó đẩy vô được thì có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
- Với bệnh trĩ nội: tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài chứng tỏ trong 4 cấp độ của bệnh trĩ nội thì bạn đã đi qua cấp độ 1 và đang nằm ở 1 trong 3 cấp độ còn lại.
Phải làm gì khi lòi búi trĩ ra ngoài?
Để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tốt nhất bạn nên bỏ qua sự xấu hổ mà đi gặp các bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện các phương pháp điều trị sau:
Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài nhưng vẫn co lên được
Tình trạng này cho thấy bạn chỉ bị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (độ 2,3), lúc này bác sĩ có thể cho bạn sử dụng các loại thuốc điều trị gồm thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đặt. Các loại thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau, ngăn ngừa kích ứng phù nề khi búi trĩ lòi ra ngoài. Ngoài việc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ thì bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt và luyện tập thể thao để cải thiện tình trạng bệnh.
Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài hoàn toàn
Trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài hoàn toàn và không tự co lên được cho thấy tình trạng bệnh của bạn đã ở mức độ 4, lúc này bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật cắt trĩ. Sau khi phẫu thuật, bạn cần chú ý đến khâu phòng chống bệnh. Bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng bị trĩ mỗi ngày, ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây và hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu.
Cách vệ sinh phần búi trĩ bị lòi ra ngoài
Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ thì bạn cũng cần chú ý đến việc giữ vệ sinh cho vùng bị trĩ. Bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Vệ sinh vùng bị trĩ thật kỹ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện, để phần búi trĩ lòi ra ngoài không bị nhiễm khuẩn.
- Nếu bạn có thói quen dùng giấy sau khi đại tiện thì nên dùng loại giấy ướt thay cho giấy khô để tránh tình trạng búi trĩ bị trầy xước.
- Để giảm đau, bạn có thể chườm khăn lạnh lên hậu môn.
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh các thức ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích.
- Tập thói quen đi đại tiện đúng cách: đi vào một giờ cố định trong ngày, tránh đi quá lâu và tránh căng thẳng khi đi đại tiện.
Lòi búi trĩ ra ngoài là dấu hiệu mà bạn không nên xem thường, tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị sớm để tránh những biến chứng nghiêm trọng như ung thư trực tràng, hậu môn… Ngoài ra, hãy chú ý đến chế độ ăn, sinh hoạt và tập thói quen đi đại tiện đúng cách để ngăn ngừa căn bệnh “đáng ghét” này nhé.
Mong rằng với những thông tin bổ ích mà ICondom cung cấp cho bạn sẽ phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh trĩ cũng như những biện pháp an toàn khi thấy búi trĩ lòi ra ngoài.
Xem thêm
Be the first to write a comment.