5/5 - (1 bình chọn)

Xét nghiệm HIV là gì? Xét nghiệm HIV ở đâu Hà Nội? Đây là câu hỏi luôn được mọi người nghĩ tới khi nói đến HIV. Vậy xét nghiệm HIV là gì và xét nghiệm ở đâu Hà Nội chính xác? Thông tin dưới đây của ICondom sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.

Xét nghiệm HIV là gì?

Sau khi virus HIV vào cơ thể từ 3 đến 6 tháng, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể kháng HIV. Dù kháng thể này không tiêu diệt được virus HIV nhưng lại là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm căn bệnh thế kỷ.

Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm định lượng kháng thể HIV không phát hiện được sự xâm nhập của virus trong thời kỳ “cửa sổ” tức là 12 tuần hay 3 tháng đầu tiên sau khi bị lây nhiễm. Chỉ khi cơ thể sản xuất ra kháng thể thì mới có thể sử dụng loại xét nghiệm này. Do vậy khi bạn có hành vi nguy cơ thì bác sĩ sẽ khuyên bạn sau đó ít nhất 12 tuần quay lại để làm xét nghiệm định lượng kháng thể kháng HIV.

Mỗi một xét nghiệm định lượng kháng thể kháng virus HIV đều có giá trị S/CO. S/Co là viết tắt của từ Sample/Cutoff Value. Trong đó S là giá trị kháng thể kháng HIV trong máu của bạn và CO là giá trị mẫu, hay còn gọi là ngưỡng.

Sau 3 tháng đầu bị nhiễm HIV, cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại virus làm cho nồng độ kháng thể tăng cao trong máu, tức S tăng. Khi lượng kháng thể kháng virus HIV (S) tăng quá ngưỡng (CO) thì tỉ lệ S/CO>1 và kết quả với HIV là dương tính.

Do đây là chỉ số đánh giá lượng kháng thể kháng virus HIV trong huyết thanh nên nó thường thay đổi và ảnh hưởng bởi các thành phần trong huyết thanh. Do đó chỉ khi giá trị S/CO>1 mới có ý nghĩa chẩn đoán HIV dương tính.

Trong trường hợp S/CO cho các kết quả đều nhỏ hơn 1, có nghĩa HIV âm tính. Sau 3 tháng đầu tiên của thời kỳ “cửa sổ” mà chỉ số S/CO có tăng lên giữa các lần xét nghiệm nhưng đều nhỏ hơn 1 thì kết quả vẫn là âm tính. Sự thay đổi chỉ là do các thành phần trong huyết thanh làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm, chứ không phải bệnh nặng lên.

Tư vấn trước xét nghiệm

Bước 1: Giới thiệu và định hướng buổi tư vấn

– Giúp đối tượng tư vấn bớt lo lắng và tạo không khí thân mật cho buổi tư vấn, trong đó cần nhấn mạnh tính bí mật và các lợi ích của dịch vụ;

– Trao đổi với đối tượng tư vấn các mục tiêu của buổi tư vấn và nhấn mạnh trọng tâm của buổi tư vấn là trao đổi về nguy cơ nhiễm HIV;

– Giới thiệu cho đối tượng tư vấn biết về các thủ tục tiến hành tư vấn xét nghiệm tự nguyện.

Bước 2: Đánh giá nguy cơ

– Giúp cho đối tượng tư vấn xác định và hiểu được các yếu tố nguy cơ dẫn đến lây nhiễm HIV;

– Xác định hành vi nguy cơ, hoàn cảnh dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV.

Bước 3: Tìm hiểu các biện pháp giảm nguy cơ

– Phát hiện những khả năng, những khó khăn trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV của đối tượng tư vấn;

– Xác định cùng với đối tượng tư vấn các phương án thực tiễn, phù hợp cho việc giảm nguy cơ nhiễm HIV;

– Xây dựng kĩ năng, cải thiện kĩ năng giao tiếp, quan hệ tình dục an toàn, tiêm chích an toàn giúp cho đối tượng tư vấn bảo vệ bản thân và những khác tránh lây nhiễm HIV.

Bước 4: Lập kế hoạch giảm nguy cơ

– Hỗ trợ đối tượng tư vấn xây dựng một kế hoạch thực tế, khả thi và phù hợp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV.

Bước 5: Xác định nguồn hỗ trợ giảm nguy cơ

– Giúp đối tượng tư vấn xác định các nguồn hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch giảm nguy cơ.

Bước 6: Chuẩn bị xét nghiệm HIV

– Tìm hiểu việc chuẩn bị xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;

– Liệt kê các lợi ích khi biết tình trạng huyết thanh;

– Xác định sự sẵn sàng làm xét nghiệm HIV của đối tượng tư vấn;

– Nếu đối tượng tư vấn đồng ý xét nghiệm HIV, giải thích để họ lựa chọn hình thức xét nghiệm HIV vô danh hoặc ghi tên. Nếu chọn hình thức ghi tên thì kết quả xét nghiệm HIV phải được thông báo và cung cấp cho đối tượng tư vấn bằng phiếu trả lời kết quả xét nghiệm theo quy định. Nếu chọn hình thức vô danh thì kết quả xét nghiệm HIV chỉ được thông báo trực tiếp cho đối tượng tư vấn và giúp đối tượng tư vấn biết tình trạng HIV của mình (không trả kết quả xét nghiệm bằng phiếu hoặc thông báo qua điện thoại).

Bước 7: Đưa phiếu hẹn

– Bảo đảm đối tượng tư vấn biết thời gian nhận kết quả xét nghiệm;

– Hướng dẫn cho đối tượng tư vấn các cách liên lạc với tư vấn viên;

– Giới thiệu chuyển tiếp;

– Giới thiệu, hướng dẫn và khuyến khích đối tượng tư vấn đến những dịch vụ chuyển tiếp thích hợp;

– Hoàn thành phiếu thu thập thông tin đối tượng tư vấn;

– Hướng dẫn đối tượng tư vấn sang phòng lấy máu.

Tư vấn hỗ trợ trực tiếp

– Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của người được tư vấn;

– Tư vấn hỗ trợ đối tượng tư vấn và giới thiệu các dịch vụ y tế và hỗ trợ tâm lý khác nếu cần.

Các trung tâm xét nghiệm HIV ở Hà Nội

Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn về công tác Y tế dự phòng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trên cơ sở định hướng chiến lược của bộ Y tế, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, sở Y tế và tình hình thực tế tại thành phố Hà Nội.

Đối tượng hoạt động là sức khoẻ của cộng đồng dân cư trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội, với mục tiêu hoạt động là giảm tỷ lệ mắc, chết do các dịch, bệnh, truyền nhiễm, không truyền nhiễm với toàn bộ người dân, giảm thiểu tác hại kinh tế, sức khoẻ, thời gian do dịch bệnh gây ra, thông qua các hoạt động dự phòng tích cực, chủ động là chủ yếu

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3773 0180

Giờ làm việc: Luôn mở cửa 24/24

Lợi ích của xét nghiệm máu HIV

Được biết đến là một loại virus khá nguy hiểm ở người, HIV đã ngày càng lan rộng và làm giảm hội chứng miễn dịch cơ thể và trực tiếp lan qua nhiều con đường khác nhau. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho bản thân và chăm sóc sức khỏe các bạn nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm máu HIV sớm nhằm:

– Nắm bắt tình trạng nhiễm HIV của bản thân,

– Có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình,

– Nghe tư vấn và điều trị sớm, kịp thời khi bị phát hiện nhiễm HIV dương tính,

– Giảm nhiều chi phí điều trị,

– Giảm nguy cơ lây lan virus sang cho người khác, nhất là vợ/chồng/con cái.