Rate this post

Tắc tia sữa thường xảy ra đối với sản phụ lần đầu sinh con và trong giai đoạn mới sinh. Không được điều trị kịp thời và đúng cách, người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, có thể trở thành u xơ tuyến vú. Tắc tia sữa sẽ làm giảm lượng sữa, lâu dần sẽ ít sữa, mất sữa.

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

  • Người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên
  • Không vệ sinh sạch sẽ vú, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
  • Sản phụ có đầu ti phẳng hoặc lõm vào trong, đầu ti quá to khiến trẻ khó mút, dẫn đến day, cắn đầu ti, rồi hình thành những vết nứt, vị khuẩn xâm nhập
  • Sản phụ bị stress, hoặc chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa

  • Bầu vú căng, to hơn bình thường, đau nhức, tiết ít sữa hoặc không tiết
  • Sản phụ cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau vú nhiều hơn
  • Khi sờ có những cục, cứng, chạm vào rất đau

Điều trị tắc tia sữa

-Day ép bằng tay: dùng 2 bàn tay ép vào nhau, vừa ép vừa day trên vú để làm tan vị trí sữa đã đông kết, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, thực hiện nhiều lần
-Chườm nóng: sau khi day ép ngực vẫn căng tức, bạn có thể chườm nóng để làm sữa đông kết tan dần, khai thông cho sữa chảy
Dụng cụ hút sữa:chỉ nên sử dụng dụng cụ hút sữa khi mới xuất hiện những dấu hiệu sớm của bệnh

Cách dân gian chữa tắc tia sữa

  • Uống nước lá đinh lăng: lá đinh lăng, rửa sạch, sao vàng, hạ thổ rồi đun nước uống
  • Hành tím: hành tím cắt lát dày 1,5mm đặt lên 2 bầu ngực trừ đầu ti, phủ khăn giấy mềm, băng lại, ngày đắp 2 lần kết hợp với xoa bóp ngực, kết quả rõ rệt sau 4 ngày sử dụng
  • Lá mít: hái 18 lá mít to, rửa sạch, hơ nóng, đắp lên mỗi bầu ngực 9 lá, kết hợp xoa bóp, làm liên tục là sữa thông hoàn toàn.
  • Xôi nếp: xôi nếp nóng bọc vào khăn vải mềm và chườm 2 bên bầu ngực 
  • Đu đủ: trái đu đủ non, xắt lát mỏng, nướng lên rồi đắp vào 2 bên bầu ngực
  • Lá bắp cải: là bắp cải, rửa sạch, để ráo nước, cắt bỏ phần là mềm, hơ nóng, đặt 1 lớp khăn sạch lên ngực rồi đặt lá bắp cải đã hơ nóng lên, tay day mạnh. Làm nhiều lần, nguội thì thay lá khác

  Đã áp dụng những biện pháp thông sữa tại nhà, nhưng sản phụ mệt mỏi, sốt.. thì cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm trị liệu, laser cường độ cao, nhiệt trị liệu, massage trị liệu …

Phòng chống tắc tia sữa

  • Vệ sinh ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú, các kẽ ở núm vú
  • Lau sạch đầu vú trước khi cho bé bủ, bỏ vài giọt sữa đầu đi
  • Sau khi bé bú làm sạch đầu vú, vắt hết sữa thừa
  • Khi sữa về đầy mà bé không bú, dùng tay hoặc máy để vắt sữa ra, để sữa về nhiều và hạn chế tình trạng tắc do ứ đọng sữa
  • Thường xuyên massage bầu ngực