5/5 - (1 bình chọn)

Từ trước đến nay, nhiều phái đẹp truyền tai nhau thông tin “chì trong mỹ phẩm làm thâm môi”. Nhưng thực chất “tại sao trong mỹ phẩm lại có chì” thì không phải ai cũng biết lý do. Vậy nên, ICondom mời bạn đọc tham khảo ngay thông tin hữu ích dưới đây để tìm thấy câu trả lời và nắm được các cách nhận biết thành phần chì trong mỹ phẩm nhé!

Góc giải đáp: Tại sao trong mỹ phẩm lại có chì?

Chì là nguyên tố tự nhiên có mặt ở hầu hết mọi nơi và mọi vật trên trái đất, trong đó có cả mỹ phẩm và son môi. Thực chất thành phần chì được đưa vào mỹ phẩm của phái đẹp với các mục đích khác nhau. Cụ thể là công dụng tăng độ bám trên da và giúp da mịn màng tức thì nên chì được thêm vào đa số các loại mỹ phẩm trên thị trường hiện nay.

Chính vì ngành công nghiệp mỹ phẩm chưa tìm ra được thành phần nào có thể thay thế được chì trong công dụng giữ màu son và giúp son lâu trôi, nên các hãng mỹ phẩm lớn, uy tín hiện nay đều thêm chì vào trong bảng thành phần sản phẩm. 

Mặc cho tồn tại nhiều lời đồn thổi không hay về tác hại của chì, nhiều thương hiệu chấp nhận thành thật với người tiêu dùng bằng cách liệt kê chì vào bảng thành phần được in trên bao bì sản phẩm. 

Lý do là vì thương hiệu họ đã được kiểm định nghiêm ngặt về hàm lượng chì tối đa có trong sản phẩm. 

Các nhà khoa học từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến nghị về hàm lượng chì trong mỹ phẩm không nên vượt ngưỡng 10 ppm. Bao gồm mỹ phẩm dành cho môi (các loại son và kem lót môi) và mỹ phẩm thoa ngoài da (phấn mắt, phấn má hồng, dầu gội và kem dưỡng thể) được phân phối trên thị trường mỹ phẩm tại Hoa Kỳ. 

Vì thế bạn không nên quá lo lắng vì với hàm lượng như trên thì sản phẩm sẽ được đảm bảo là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của người tiêu dùng.

Tác hại của chì trong mỹ phẩm

Không như những thương hiệu nổi tiếng minh bạch trong chỉ số hàm lượng chì và bảng thành phần, thị trường mỹ phẩm hiện nay đang tràn lan các dòng sản phẩm kém chất lượng, gắn mác “mỹ phẩm handmade” có chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng an toàn như ICondom đã chia sẻ ở trên. 

Bên cạnh đó, cũng không ít người xem nhẹ tác hại của chì vì chúng không gây ra hậu quả ngay lập tức. Mà chất này cần một khoảng thời gian tích tụ lâu trong cơ thể. Khi đó chúng mới khiến cơ thể khởi phát nhiều bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm:

  • Làn da lập tức sạm đen và bắt đầu lão hóa sớm với sự xuất hiện của tàn nhang, đốm nâu, nếp nhăn,… sau khi ngừng sử dụng.
  • Không ít trường hợp xuất hiện kèm các triệu chứng suy nhược cơ thể như đau đầu, sụt cân liên tục, thường xuyên mất ngủ và chán ăn.
  • Suy giảm khả năng hoạt động của hệ thống thần kinh, đặc biệt là biểu hiện hành vi trong học tập, ngôn ngữ, sinh hoạt,…
  • Có nguy cơ gây suy giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ.
  • Gây rối loạn nội tiết tố, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ở nữ không đều.
  • Trẻ em gái gặp tình trạng dậy thì muộn. Trẻ em nam khó phát triển chức năng tinh hoàn hoàn chỉnh.

Làm thế nào để nhận biết thành phần chì trong mỹ phẩm?

Trước những tác hại kể trên mà thành phần chì có thể gây ra, người tiêu dùng cần trang bị kiến thức cho riêng mình về các cách nhận biết thành phần chì có trong mỹ phẩm kém chất lượng. 

Chỉ với 2 cách cực đơn giản dưới đây, bạn đọc có thể dễ dàng nhận biết thành phần chì trong mỹ phẩm ngay tại nhà. Cụ thể như sau:

Kiểm tra chì trong mỹ phẩm bằng nước

Chuẩn bị 1 cốc nước lọc và cho vào một lượng mỹ phẩm đã nghiền vào cốc. Khuấy đều tay trong khoảng 20 giây và quan sát hiện tượng.

  • Lượng mỹ phẩm tan hoàn toàn trong nước là mỹ phẩm an toàn.
  • Lượng mỹ phẩm bám quanh thành cốc là do có chứa dầu động vật. 
  • Lượng mỹ phẩm nổi trên mặt nước là do có chứa các chất được làm từ dầu khoáng.
  • Lượng mỹ phẩm lắng nhanh xuống đáy cốc đồng nghĩa với việc chúng có chứa thành phần chiết xuất từ các kim loại nặng (chì và thuỷ ngân).

Kiểm tra chì trong mỹ phẩm và son môi dựa vào bảng thành phần

Chị em nên lựa chọn mỹ phẩm và các loại son môi không chứa một trong những thành phần sau: mineral oil, liquid paraffin, white oil, liquid petroleum. 

Những thành phần trên đều dễ gây nên hiện tượng bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày khiến da hình thành mụn và rất khó kiểm soát nếu mụn bùng phát mạnh mẽ. 

Đồng thời, chị em nên ưu tiên chọn son môi chứa shea butter hoặc tinh dầu jojoba có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mịn môi rất tốt, có thể thay thế được hoàn toàn dầu khoáng.

Thực hư chuyện thử chì trong son môi bằng cách dùng vàng chà xát?

Ngày nay, kinh nghiệm kiểm tra chì trong mỹ phẩm bằng cách sử dụng vàng chà xát được nhiều phái đẹp lan truyền rộng rãi. Cụ thể, nếu màu son chuyển sang màu đen sau khi dùng vàng chà xát thật mạnh thì đích thị là thỏi son đó có chứa chì. 

Nhưng trên thực tế, tất cả các thành phần khác như sáp, dầu, thành phần chống nắng,… khi tiếp xúc với trang sức vàng hoặc thậm chí là bạc, đồng, thiếc đều cho ra hiện tượng “vệt đen”. 

Do đó, phương pháp kiểm tra thành phần chì trong son môi bằng cách sử dụng vàng không phản ánh được mức độ gây hại của sản phẩm. Vì thực chất hầu hết các mỹ phẩm đều có chứa chì nên khi dùng cách này thì kết quả vẫn luôn là xuất hiện vệt đen. 

Nhưng bạn đọc vẫn có thể yên tâm khi dùng phương pháp này để xác định xem hàm lượng chì trong mỹ phẩm và son môi là cao hay thấp, dựa trên độ đậm nhạt của vệt đen. Nếu vệt đen chỉ từ nhạt đến hơi sẫm chứng tỏ là lượng chì ít trong ngưỡng an toàn, có thể yên tâm sử được. Nhưng nếu vệt son chuyển sang màu đen sẫm hoàn toàn thì tức là hàm lượng chì quá cao, có nguy cơ gây hại cho làn da và sức khỏe của bạn. 

ICondom hy vọng rằng với những thông tin trong bài viết trên đây, bạn đọc đã biết được lý do “tại sao trong mỹ phẩm lại có chì?” cùng các cách nhận biết thành phần chì trong mỹ phẩm. Từ đó đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn mỹ phẩm để tránh các tác hại do chì trong mỹ phẩm gây ra.

Xem thêm