Ăn dặm đóng vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển của bé. Hiện nay bên cạnh phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy còn có phương pháp ăn dặm truyền thống. Hãy tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn ăn dặm truyền thống là gì, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé bắt đầu ăn dặm như thế nào và một số nguyên tắc cần tuân thủ khi cho bé ăn dặm truyền thống.
Ưu và nhược điểm của ăn dặm truyền thống?
Ăn dặm truyền thống là phương pháp cho trẻ tập rượt ăn từ thức ăn mềm, kích thước nhỏ đến thức ăn nguyên hạt, kích thước lớn hơn vì vậy trẻ có thể thích nghi và rèn luyện khả năng nhai nuốt cũng như tiêu hóa theo từng thời kỳ phát triển. Bên cạnh đó việc cho bé ăn bột, cháo, rau thịt cũng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của bé.
Phương pháp ăn dặm có một số ưu điểm dưới đây:
- Đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ
- Đơn giản và dễ thực hiện
Về nhược điểm của phương pháp
- Trẻ có thể sẽ chóng chán
- Trẻ có thể được cho ăn thô muộn, đặc biệt khi mẹ không chủ ý đến việc tăng kích thước của thức ăn cho bé
Khi nào có thể bắt đầu ăn dặm truyền thống?
Phương pháp ăn dặm truyền thống thường được áp dụng khi em bé có dấu hiệu mọc răng, có cảm giác đói hoặc cần nhiều năng lượng để hoạt động hơn, có thể có các dấu hiệu dưới đây:
- Bé có hiện tượng chảy nhiều dãi do bắt đầu mọc răng
- Trẻ có mầm răng nhú
- Em bé có khả năng ngồi vững hoặc đứng vững khi được mẹ hỗ trợ
- Xuất hiện một số cử động muốn nhai: như miệng tóp tép, đưa lưỡi từ bên này sang bên nọ
- Bé vẫn tỏ ra đói, quấy khóc và đòi ăn ngay sau khi bú
- Em bé chăm chú nhìn miệng bố mẹ hoặc người thân ăn, tỏ ra hào hứng và tò mò với điều đó
Các thời kỳ ăn dặm của bé theo phương pháp ăn dặm truyền thống?
Thông thường quá trình ăn dặm truyền thống của bé thường được chia làm 5 giai đoạn
- Giai đoạn 1: bé từ 6 tháng tuổi đến 7 tháng tuổi: cho bé ăn đồ ăn đã được xay nhỏ. Nên cho bé ăn bột loãng, thịt, rau và cháo cần được xay nhỏ để tránh làm trẻ nghịn. Vì lúc đầu trẻ cần có thời gian làm quen với việc nhai nuốt thức ăn
- Giai đoạn 2: từ 8-9 tháng. Giai đoạn này trẻ đã có thể nghiền và trộn thức ăn dạng nhão bằng lưỡi. Cha mẹ nên cho con chuyển sang ăn bột đặc hơn, thịt, rau và cháo xay, có thể cho bé ăn cả phần cái.
- Giai đoạn 3: từ 10-12 tháng. Phản xạ nhai và nuốt của trẻ cũng dần hoàn thiện, trẻ đã có khả năng nhai bằng lợi. Lúc này có thể cho thể ăn bột đặc hơn hoặc cháo nấu nhừ. Rau và thịt thì vẫn cần phải xay hoặc băm nhỏ tùy theo khả năng tiêu hóa của bé.
- Giai đoạn 4: trẻ từ 1 đến 2 tuổi. Lúc này trẻ đã có răng có thể ăn cháo vỡ hạt, cháo xay rối và dần chuyển sang ăn cháo nguyên hạt. Thịt và rau có thể băm kích thước lớn hơn và dần dần quen với thức ăn thô.
- Giai đoạn 5: trên 2 tuổi: Ăn cơm mềm, thịt và rau thái mềm. Vẫn nên chế biến riêng đồ ăn cho bé, tránh ăn đồ ăn quá cứng và chú ý vệ sinh răng miệng để tránh các bệnh liên quan đến răng miệng.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé theo từng giai đoạn
Giai đoạn 1: 6-7 tháng tuổi
- Cho bé bú mẹ là chủ yếu
- Có thể cho bé ăn thêm thức ăn hàng ngày như :
- Thịt, cá, tôm xay: 20-30g
- Rau xanh: 20g
- Bột gạo: 20g
- Dầu ăn: 1-2 thìa
Giai đoạn 2: 8-9 tháng tuổi
- Bú mẹ
- Cho bé bổ sung thêm nước hoặc sinh tố hoa quả, sữa chua, hoặc váng sữa
- Chế độ một ngày có thể gồm các thức ăn sau:
- Bột gạo: 40-60g
- Thịt, cá hoặc tôm xay: 40-50g
- Rau: 40g
- Dầu ăn: 5-6 thìa
Giai đoạn 3: Trẻ từ 10-12 tháng tuổi
Ngoài việc cho trẻ bú mẹ có thể cho bé ăn gia tăng lượng bột gạo, thịt và rau. Đồng thời ăn thêm hoa quả mềm nghiền hoặc cho ăn vặt như sữa chua, váng sữa
- Bột gạo: 60g
- Thịt, cá hoặc tôm xay: 60g
- Rau: 60g
- Dầu ăn: 7-8 thìa
Giai đoạn 4: Cho trẻ ăn tương tự giai đoạn 3
Tuy nhiên cần chú ý tăng lượng ăn hàng ngày. Có thể cho bé ăn cơm mềm, mì hoặc hoa quả cắt miếng nhỏ. Cụ thể 1 ngày có thể cho bé ăn như sau:
- Bột gạo: 100g
- Thịt, cá hoặc tôm xay: 100g
- Rau: 50-80g
- Dầu ăn:20-30g
- Hoa quả: 100-150g
- Có thể ăn thêm trứng ( 3-4 quả 1 tuần)
Nên cho bé ăn dặm vào thời điểm nào trong ngày
Thời gian để cho bé ăn dặm thường cho bé ăn dặm sau khoảng 2h sau cho trẻ bú. Ngoài ra sau khi cho trẻ ăn dặm khoảng 2h ,mẹ cũng có thể cho bé ăn vặt (ăn nhẹ) . Người mẹ cũng cần chủ ý đến biểu hiện no đói của em bé, để điều chỉnh lượng và thời gian ăn cho phù hợp với thể lực và khả năng của trẻ.
Một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm truyền thống
Khi cho trẻ ăn dặm cần chú ý một số nguyên tắc dưới đây để tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh:
- Rèn cho con thói quen ăn uống nghiêm túc, cho bé ngồi ghế ăn, tạo cảm giác thích thú ăn cho bé
- Cho bé ăn đa dạng, phong phú các loại rau củ quả
- Cho ăn theo giai đoạn, theo kích thước tăng dần ( xay nhuyễn, băm nhỏ, thái hạt lựu) và từ loãng đến đặc dần. Người mẹ căn cứ vào thể trạng và khả năng của bé để điều chỉnh chế độ ăn dặm cho phù hợp.
- Khi muốn cho con thử món mới, nên cho con ăn thử từng ít một, để quan sát sự thích thú của con. Đôi khi cần chú ý đến khả năng con bị dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa với một số thức ăn.
Be the first to write a comment.