Tiểu đường thai kỳ đã và đang trở thành một trong những bệnh lý phổ biến và được nhiều người quan tâm. Vậy tại sao lại mắc bệnh lý này? Tiểu đường thai kỳ liệu có gây ra hậu quả nghiêm trọng không? Cùng ICondom tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết bên dưới.
Tiểu đường thai kỳ là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh?
Những thông tin quan trọng về bệnh lý tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là tiểu đường dạng vết) được nhận định là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể, xuất hiện chủ yếu vào giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối trong chu kỳ và xảy ra ở những thai phụ chưa bao giờ mắc các bệnh đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước đó. Thông thường, bệnh lý này sẽ kết thúc mà không để lại di chứng gì sau khi sinh khoảng 6 tuần.
Đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện không báo trước và cũng không thể hiện nhiều triệu chứng rõ ràng nên rất khó để xác định. Cách duy nhất để phát hiện thai phụ hiện có đang mắc đái tháo đường thai kỳ hay không là chẩn đoán tiểu đường thai kỳ vào thời gian thích hợp. Theo các báo cáo từ Hiệp hội điều trị Đái tháo đường và Thai kỳ quốc tế (IADPSG), tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường rơi vào khoảng 20% – nghĩa là cứ 5 thai phụ thì sẽ có 1 người bị tiểu đường. Đây là một con số khá lớn nên vấn đế tiểu đường thai kỳ đang càng ngày càng được quan tâm rộng rãi.
Yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đái đường thai kỳ
Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể tăng cao hơn ở những nhóm thai phụ có các dấu hiệu sau đây:
Yếu tố liên quan đến tiền sử
Nếu những người thân trong gia đình đã từng có tiền sử mắc đái tháo đường và tiểu đường thai kỳ thì khả năng bạn mắc bệnh lý này cũng sẽ cao hơn đối tượng khác. Ngoài ra, nếu có tiền sử đẻ con nặng cân, có các bất thường trong khi sinh và sau khi sinh hoặc đã từng mắc đái tháo đường thai kỳ trước đó thì nguy cơ mắc bệnh ở lần tiếp theo sẽ tăng cao hơn nên cần có những xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán.
Tình trạng cơ thể
Nếu thai phụ đang gặp một số vấn đề về cân nặng hoặc đang mắc một số bệnh liên quan đến buồng trứng, có các dấu hiệu rối loạn chuyển hóa glucose hoặc có đội tuổi lớn hơn 35 thì cũng nên cẩn thận vì xác suất mắc đái tháo đường thai kỳ cũng sẽ cao hơn những người khác.
Yếu tố liên quan đến dịch tễ
Những thai phụ là người Châu Á – nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao hoặc đang ở trong vùng dịch tễ của bệnh lý này thì cũng dễ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ hơn.
Có thể thấy, nguyên nhân gây ra bệnh lý này rất đa dạng và khó xác định cụ thể. Vì vậy, không có nghĩa bạn không có các dấu hiệu này thì sẽ không mắc bệnh. Những yếu tố này chỉ mang tính chất tham khảo, còn muốn xác định tình trạng của bản thân thì hãy thực hiện các xét nghiệm thai kỳ đúng hạn.
Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tuy không có các triệu chứng rõ ràng, đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm để có các biện pháp điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi:
Đối với thai phụ
Tăng huyết áp
Khi lượng đường trong máu tăng cao, đồng nghĩa với việc tăng áp suất thẩm thấu huyết tương và độ đặc của máu, khiến tình trạng cao huyết áp rất dễ xảy ra. Cao huyết áp trong thai kỳ sẽ là tiền đề của nhiều hậu quả nghiêm trọng như các tổn thương, tai biến về mạch máu, suy gan, suy thận, biến chứng tim mạch, nặng hơn có thể gây sẩy thai, sinh non và chết chu sinh. Vì vậy, việc kiểm tra huyết áp của thai phụ thường xuyên là điều vô cùng quan trọng trong thai kỳ.
Các hậu quả nghiêm trọng khi sinh
Lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến rối loạn các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể, đồng thời các chỉ số như nhịp tim, glucose niệu, protein niệu tăng trên mức bình thường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật, sinh non, sẩy thai và thai chết lưu…
Ảnh hưởng mạn tính
Tuy đái tháo đường thai kỳ được nhận định sẽ biến mất sau sinh khoảng 6 tuần, nhưng bệnh vẫn có khả năng tiến triển nặng và dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Đây chính là tiền đề dẫn đến đái tháo đường loại 2 – một bệnh lý mãn tính kéo dài cũng như tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn do môi trường nhiều glucose luôn phù hợp với các loại vi khuẩn, virus. Ngoài ra, những bệnh lý khác như thừa cân, béo phì, nhiễm toan chuyển hóa… cũng là những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy đến, ảnh hưởng đến cơ thể trong thời gian dài.
Đối với thai nhi
Các biến chứng hậu sinh
Thực tế, nếu nồng độ glucose trong cơ thể mẹ quá cao thì một lượng nhất định sẽ được chuyển qua cho thai nhi. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ngay lúc mới sinh của các bé, có thể kể đến như:
- Thai nhi tăng kích thước: Việc tăng nồng độ insulin trong cơ thể bé chính là lý do khiến trao đổi chất tăng mạnh và làm thai to ra, tăng kích thước cũng như cân nặng.
- Quái thai, dị tật: Thai nhi nếu phải ở trong môi trường có nồng độ đường quá cao thì cũng rất dễ bị các dị tật bẩm sinh, thậm chí tử vong khi vừa sinh ra.
Ngoài ra, còn một số hậu quả khác như vàng da bệnh lý do tăng phá hủy hồng cầu, các rối loạn chuyển hóa cũng như biến chứng về hô hấp cũng có tỷ lệ cao ở các thai nhi có mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Các hậu quả lâu dài
Không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi lúc sinh mà các hậu quả còn có thể kéo dài cho đến khi bé trưởng thành, có thể kể đến những bệnh lý như: đái tháo đường type 2, các rối loạn về thần kinh và hoạt động, biến chứng tim mạch, huyết áp cũng như các bệnh lý về chuyển hóa và hô hấp.
Qua đó có thể thấy, tiểu đường thai kỳ chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có các biện pháp chẩn đoán, xét nghiệm để điều trị kịp thời. Vì vậy, việc xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ là vô cùng cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé trong khi sinh và sau khi sinh.
Bị bệnh lý tiểu đường thai kỳ thì phải làm sao?
Sau khi đưa ra các hậu quả nghiêm trọng và chứng minh được tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng, ICondom sẽ gửi đến bạn phương pháp chẩn đoán và điều trị hợp lý nhất dành cho các thai phụ để tránh được các biến chứng nghiêm trọng từ căn bệnh đang ngày một phổ biến này.
Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới đang khuyến khích các thai phụ nên đi làm xét nghiệm dung nạp glucose 1 bước trong khoảng thời gian giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ. Quá trình xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ sẽ trải qua các bước sau đây:
- Bước 1: Trước khi tiến hành, thai phụ cần nhịn đói tối thiểu 8 giờ trước đó và được các bác sĩ đo lượng đường huyết trong cơ thể.
- Bước 2: Tiếp theo, thai phụ sẽ được cho uống 75g đường glucose và lấy 2ml máu tĩnh mạch để đo đường huyết tại các thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống.
- Bước 3: Xem xét các định lượng về glucose để đưa ra chẩn đoán cụ thể. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định mắc đái tháo đường thai kỳ nếu chỉ số đường huyết khi đói vượt qua 5,1 mmol/lít hoặc chỉ số đường huyết tại các thời điểm 1 giờ và 2 giờ lần lượt lớn hơn 10 mmol/lít và 7,8 mmol/lí
Ngoài ra, nếu thai phụ muốn đi xét nghiệm tiểu đường vào 3 tháng đầu của thai kỳ – thời điểm dễ mắc bệnh nhất thì sẽ được sử dụng các liệu pháp xét nghiệm glucose đói hoặc xét nghiệm glucose máu bất kỳ. Kết quả này sẽ được lưu lại để kiểm chứng cho những lần xét nghiệm sau. Lưu ý, để kết quả được chính xác nhất, thai phụ nên tránh chế độ ăn quá nhiều đường hoặc thiếu dinh dưỡng cũng như sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến đường huyết như các thuốc chứa glucocorticoid.
Trên đây là một số thông tin để trả lời cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không. Hy vọng bài viết này sẽ có ích để bạn có thêm kinh nghiệm và kiến thức về căn bệnh này.
Xem thêm
Be the first to write a comment.