“Viêm loét dạ dày” là bệnh lý về đường tiêu hóa thường gặp. Nhưng nhiều người bệnh chủ quan, khi cho rằng bệnh sẽ tự khỏi và không nghiêm túc điều trị. Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, vì viêm loét dạ dày còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm loét dạ dày là bệnh gì?
Viêm loét dạ dày là tình trạng xuất hiện những cơn đau dạ dày, do bề mặt niêm mạc bị các axit và pepsin bào mòn, tạo ra những vết loét và viêm. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu lối ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh và nhiều nguyên nhân khác.
Đa số trường hợp mắc phải viêm loét dạ dày lành tính, có thể nhanh chóng hết đi nếu sớm được điều trị và thay đổi lối sinh hoạt. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những triệu chứng mà người viêm loét dạ dày có thể gặp
Để có thể phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất, bạn có thể nhận biết một số triệu chứng mà viêm loét dạ dày gây ra. Khi bị viêm loét dạ dày bên cạnh tình trạng xuất hiện những cơn đau, thì người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng điển hình như:
- Thường ợ hơi, buồn nôn, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi sau mỗi bữa ăn, do quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, đa số người bệnh đều gặp phải.
- Rối loạn tiêu hóa, bệnh có thể gây ra triệu chứng thường gặp như tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã nghỉ ngơi đủ, những cơn đau gây ra cảm giác mất ngủ và không thể ngủ ngon giấc. Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn, dẫn đến sụt cân.
- Liên tục xuất hiện những cơn đau ở vùng thượng vị, cơn đau trầm trọng hơn khi để bụng đói hoặc ăn no.
Viêm loét dạ dày đến từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, đa phần đến từ lối sinh hoạt của chính chúng ta, ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác dẫn đến căn bệnh này. Một số nguyên nhân của viêm loét dạ dày mà đa số người bệnh thường gặp phải:
Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống không lành mạnh và thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bệnh từng có thói quen như: Bỏ bữa, ăn không đúng giờ giấc, sau khi ăn có thói quen nằm nghỉ, thường xuyên ăn khuya, ăn nhiều thứ cùng một lúc,….
Ngoài ra, ăn phải những thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, thực phẩm hết hạn, các đồ uống chứa chất kích thích như trà hay cà phê, đồ uống có cồn,… là tác nhân gây ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
Hút thuốc lá thường xuyên
Có thể bạn chưa biết, trong thuốc lá có chứa chất nicotine và hơn 200 chất gây hại cho sức khỏe khác. Chất nicotine chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, khi tác động sẽ làm cơ chế để tiết ra nhiều cortisol.
Căng thẳng, stress
Quá trình bài tiết axit dịch vị tiết ra nhiều hơn, khi bạn thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc hoặc cuộc sống, khiến tình trạng stress kéo dài, thúc đẩy hình thành viêm loét dạ dày.
Nhiễm khuẩn
Vi khuẩn HP với tên khoa học là Helicobacter pylori, là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua phân hoặc nước bọt khi tiếp xúc với người bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn HP phát triển trong lớp nhầy có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và sinh ra axit suy giảm chức năng chống lại axit của niêm mạc.
Lạm dụng thuốc tây
Thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid (NSAID) và thuốc Corticoid là hai loại thuốc phổ biến gây ra viêm loét dạ dày, can thiệp vào quá trình tiêu hóa, làm suy giảm khả năng tự bảo vệ dạ dày khỏi axit, gây ảnh hưởng đến màng bảo vệ.
Những biến chứng của viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày vốn là căn bệnh có thể điều trị dễ dàng, nhưng nếu chủ quan và để tình trạng nặng hơn, dễ tiến triển thành những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:
Thủng dạ dày
Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ở giai đoạn đầu, bệnh không xuất hiện nhiều triệu chứng rõ rệt làm người bệnh khó phát hiện trình trạng của mình và dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường. Các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp như:
- Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng sau khi ăn no.
- Chán ăn, sụt cân.
- Đi ngoài phân đen.
- Nôn ra máu.
- Liên tục đau bụng, không thuyên giảm khi dùng thuốc.
Trào ngược dạ dày
Tình trạng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản thay vì được tiêu hóa. Khi viêm loét dạ dày quá nặng làm tổn thương hệ thần kinh ở thực quản và suy giảm khả năng tiêu hóa của người bệnh. Một số triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như:
- Đau tức ngực thượng vị.
- Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
- Miệng tiết ra nhiều nước bọt.
Xuất huyết dạ dày
Đau vùng thượng vị liên tục gây ra triệu chứng xuất huyết dạ dày. Biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu tình trạng diễn biến xấu, vì vậy người bệnh phải nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để được cầm máu và cấp cứu kịp thời.
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng sau:
- Đau vùng thượng vị dạ dày dữ dội.
- Buồn nôn nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
- Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu.
- Thay đổi sắc tố da.
- Thường xuyên chóng mặt, tụt huyết áp.
Ung thư dạ dày
Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét dạ dày, bệnh có tỷ lệ tử vong cao và quá trình điều trị rất vất vả, nhất là khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối. Hơn nữa, bệnh lại không có nhiều triệu chứng rõ ràng trong những giai đoạn đầu, nên rất khó để phát hiện. Một số triệu chứng lại dễ nhầm lẫn với các bệnh rối loạn tiêu hóa:
- Đầy bụng sau khi ăn.
- Chán ăn, sụt cân.
- Đau bụng.
- Đi ngoài phân đen.
- Nôn ra máu.
Cách điều trị viêm loét dạ dày
Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, đầu tiên bạn phải biết được nguyên nhân gây ra bệnh, bằng các xét nghiệm, thăm khám tại các cơ sở y tế. Sau đó, người bệnh có thể dùng những loại thuốc đặc trị để giảm bớt tình trạng bệnh như:
- Thuốc kháng acid, giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày
- Các thuốc tạo màng bọc, giúp hình thành một màng bao bọc niêm mạc dạ dày và vết loét, có tác dụng diệt vi khuẩn HP.
- Các thuốc chống bài tiết ức chế thụ thể H2.
- Thuốc ức chế bơm proton.
- Và một số loại thuốc khác với tác dụng kích thích niêm mạc tiết ra axit có lợi, ức chế sự hoạt động của vi khuẩn HP, cải thiện chất lượng của chất nhầy dạ dày,….
Lưu ý: không tự chuẩn đoán bệnh và dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý và chỉ dẫn của bác sĩ.
Người viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Để viêm loét dạ dày nhanh chóng được cải thiện, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định bạn nên thay đổi thực đơn hàng ngày của mình bằng cách bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi khẩu phần ăn.
Những thực phẩm nên bổ sung
- Mật ong: thành phần chứa nhiều loại vitamin có lợi cho sức khỏe, mật ong giúp tăng khả năng kháng khuẩn tự nhiên cho cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.
- Chuối: loại trái cây không quá xa lạ, chuối nhiều pectin có tác dụng cân bằng hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh không ăn chuối khi bụng đói, sẽ gây ra cảm giác cồn cào, khó chịu.
- Gừng: có thể kết hợp cùng trà xanh, bạn nên uống một tách trà gừng vào mỗi bữa sáng hoặc buổi tối, giúp giảm viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Gừng có tác dụng làm ấm bụng, giúp long đờm, hỗ trợ kháng viêm, chống oxy hóa.
- Đu đủ: chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đu đủ có tác dụng hỗ trợ tình trạng táo bón, khó tiêu, giảm viêm loét dạ dày.
- Sữa chua: nhiều người lo rằng ăn sữa chua sẽ làm tình trạng viêm loét nặng hơn. Nhưng ngược lại, sữa chua lại rất tốt với người viêm loét dạ dày, bởi loại thực phẩm này chứa nhiều enzyme, acid lactic có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.
Những thực phẩm không nên ăn
Khi bị viêm loét dạ dày, người bệnh không nên ăn những thực phẩm sau để tránh tình trạng trở nặng hoặc tái phát bệnh:
- Nước uống có cồn hoặc có gas.
- Thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, chứa nhiều tinh bột hay thức ăn cứng gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa.
- Các loại trái cây có tính axit như cam, bưởi, xoài, chanh,…
- Chất kích thích như trà, cà phê,..
- Đồ ăn tái sống, không được chế biến kỹ.
- Thực phẩm cay nóng.
- Thực phẩm sinh hơi, có thể gây chướng bụng: hành, hẹ, giá đỗ muối,…
Viêm loét dạ dày là một căn bệnh không khó điều trị và cũng không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng đừng xem thường vì bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị sớm. Qua bài viết trên, ICondom hy vọng có thể giúp bạn biết được bệnh viêm loét dạ dày từ A-Z, từ đó có cái nhìn tổng quan về bệnh, để có cách điều trị và khắc phục bệnh viêm loét dạ dày hợp lý.
Xem thêm
Be the first to write a comment.