Một đứa trẻ được sinh ra từ tuần thứ 25 đến tuần thứ 36 của thai kỳ được gọi là trẻ sinh non. Và trẻ sinh non 36 tuần sẽ vẫn phải đối diện với những mối nguy hiểm về bệnh tim mạch, hô hấp, cân nặng… Do đó phụ huynh cần nắm rõ những điều sau để chăm sóc trẻ tốt nhất.
Thai nhi 36 tuần phát triển như thế nào?
Sau 35 tuần tăng trưởng, trẻ sinh non 36 tuần sẽ có trọng lượng trung bình khoảng từ 2,5 đến 3 kg và chiều dài khoảng 44 đến 49 cm. Trên đầu trẻ là một lớp tóc tơ dày với chiều dài từ 1,5 đến 4 cm. Màu tóc lúc này của trẻ vẫn còn nhạt màu hơn so với tóc người lớn.
Đa số trẻ sinh non 36 tuần có phổi hoàn thiện, hệ thống tuần hoàn và khả năng miễn dịch của trẻ đang ở giai đoạn khá tốt, chỉ có hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Bộ não của trẻ lúc này phát triển nhanh chóng.
Trẻ giai đoạn này thường có ngôi thuận, vị trí hạ thấp trong bụng mẹ để chuẩn bị ra đời
Nguyên nhân nào khiến trẻ sinh non?
Những nguyên nhân cụ thể khiến trẻ sinh non hiện tại chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, bà bầu có nguy cơ sinh non cao hơn trong những trường hợp sau:
- Có tiền sử sinh non
- Mang thai sinh đôi, sinh ba
- Khoảng cách giữa các lần mang thai ít hơn 6 tháng
- Có những vấn đề tại tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai
- Thụ thai thông qua thụ tinh trong ống nghiệm
- Mắc một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là đường sinh dục dưới. Hoặc mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường.
- Bị thiếu cân hoặc thừa cân trong quá trình mang thai.
- Sảy thai hoặc phá thai nhiều lần
- Sang chấn tâm lý hoặc stress trong cuộc sống.
Trẻ sinh non 36 tuần có thể gặp những biến chứng nào?
Mặc dù không phải tất cả trẻ sinh non đều gặp phải các biến chứng nhưng việc sinh ra sớm có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Một số biến chứng có thể xảy ra ngay sau khi sinh, và có những biến chứng phát triển trong giai đoạn sau của trẻ.
Trong những tuần đầu tiên, trẻ sẽ phải đối diện với những biến chứng bao gồm:
- Hệ hô hấp: Do trẻ sinh non có phổi chưa hoàn thiện hoàn toàn nên sẽ gây ra khó thở. Nếu phổi của trẻ thiếu một chất được gọi là surfactant, trẻ có thể gặp phải hội chứng suy hô hấp vì phổi không thể nở rộng và hít thở bình thường. Ngoài ra, một số trẻ sinh non có thể bị ngừng thở kéo dài.
- Hệ tim mạch: Các vấn đề về tim phổ biến nhất mà trẻ sinh non gặp phải chính là còn ống đống mạch và huyết áp thấp. Mặc dù khiếm khuyết này thường tự đóng lại nhưng nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến những biến chứng tim mạch khác như suy tim.
- Kiểm soát nhiệt độ: trẻ sinh non có thể mất nhiệt nhanh chóng do trẻ không có mỡ cơ thể được dự trữ như trẻ sinh đủ tháng, khiến trẻ không thể tạo ra đủ nhiệt để chống lại những gì đã mất qua da. Nếu nhiệt độ cơ thể xuống quá thấp sẽ gây ra chứng hạ thân nhiệt. Điều này sẽ dẫn đến các vấn đề về hô hấp và hạ đường máu. Hơn nữa, một trẻ sinh non có thể sử dụng hết năng lượng thu được từ thức ăn chỉ để giữ ấm. Đó là lí do vì sao trẻ sinh non cần nằm trong lồng ấp, thứ giúp chúng duy trì nhiệt độ cơ thể mà không cần sự trợ giúp.
- Vấn đề về máu: trẻ sinh non có nguy cơ mắc các vấn đề về máu như thiếu máu và vàng da sơ sinh. Tất cả trẻ sơ sinh đều trải qua sự giảm số lượng hồng cầu trong những tháng đầu đời, tuy nhiên sự suy giảm này có thể lớn hơn ở trẻ sinh non.
Vàng da sơ sinh xảy ra do máu của trẻ chứa nhiều bilirubin và nó thường phổ biến hơn ở trẻ sinh non
Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần như thế nào?
Chăm sóc trẻ sinh non có thể khác một chút so với việc chăm sóc em bé khỏe mạnh, đủ tháng nên bạn cần ghi nhớ những điều dưới đây:
Da kề da: ngoài các biện pháp y tế để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ sức khỏe của trẻ, việc tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 mẹ con là điều cần thiết. Tiếp xúc da kề da càng nhiều càng tốt, trẻ sẽ cẩm nhận được sự hiện diện của mẹ và thích sự ấm áp mà mẹ mang lại cho chúng.
Cho con bú: điều này sẽ giúp trẻ được tăng thêm khả năng miễn dịch vì sữa mẹ cung cấp cho trẻ các kháng thể cần thiết. Trẻ nên bú sữa từ 10 – 12 lần/ngày và lượng sữa mỗi ngày cho trẻ sinh non như sau:
- Ngày đầu sau sinh: 50 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Tăng mỗi ngày thêm 70ml/ kg cân nặng của trẻ.
- Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml sữa/ kg cân nặng của trẻ.
Nhiệt độ phòng: Để giữ thân nhiệt của trẻ ở mức ổn định là 36, 5 – 37 độ C, người nhà cần chú ý theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp theo các quy tắc: Với trẻ dưới 1,5kg thì nhiệt độ phòng phải được đảm bảo từ 33 – 35 độ C. Trẻ nặng 1,5 – 2kg thì nhiệt độ phòng phù hợp là từ 30 – 32 độ C. Trẻ từ 2 đến 2,5kg thì cần giữ nhiệt độ phòng từ 27 – 28 độ C.
Xem thêm
Be the first to write a comment.