5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời kì mang thai, các mẹ bầu cần phải làm nhiều xét nghiệm kiểm tra để đảm bảo và theo dõi sức khỏe của thai nhi. Trong số đó, sàng lọc trước sinh đang được nhiều bà mẹ chú ý và lựa chọn cho thai nhi của mình trước khi sinh. Những xét nghiệm này được tiến hành để phát hiện những rối loạn về thể chất, tinh thần và di truyền có thể xảy ra với bé.

Tầm quan trọng sàng lọc trước khi sinh

Hiện nay, có khoảng 2-3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh. Để giảm thiểu tỉ lệ này mẹ bầu cần phải thực hiện các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai.Sàng lọc trước sinh là bước chẩn đoán quan trọng cần phải thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai, từ đó có những phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp và kịp thời.

Thời điểm nên sàng lọc trước khi sinh

Thời điểm cho các bà mẹ nên đi sàng lọc trước khi sinh thường ở tuần 15 đến tuần 20 vì độ thử chính xác thường là ở tuần thứ 16 đến tuần thứ 18. Đặc biệt với các trường hợp thai phụ như sau: đã trên 35 tuổi, tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh, thai phụ bị tiểu đường và sử dung insulin, thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai hay đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao. Lúc này, việc sàng lọc trước khi sinh là điều vô cùng cần thiết.

Các xét nghiệm cần làm trước khi sinh

  1. Xét nghiệm máu: 

Giá trị của xét nghiệm này là phát hiện các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu, thiếu máu, suy tủy, ung thư máu…sốt do nhiễm trùng, do virus…Một số xét nghiệm như xác định nhóm máu phòng trường hợp cần truyền máu khi sinh nở; phát hiện Rubella, yếu tố Rh (Rh- hay Rh+), hàm lượng sắt, huyết đồ… Ngoài ra thường ở tuần thứ 36 trước khi sinh, bạn cần xét nghiệm máu thêm một lần nữa để kiểm tra khả năng đông máu trước khi sinh.

  1. Tổng phân nước tiểu: 

Xét nghiệm này giúp phân tích 11 thông số: Các bệnh đái tháo đường, nhiễm xetonic, đái nhạt, bệnh lý gan thận, bệnh viêm tắc đường tiết niệu, đái máu…đồng thời sớm phát hiện ngộ độc thai nghén.

  1. Double test: 

Xét nghiệm dành cho thai phụ từ tuần thứ 11 – 13, xét nghiệp giúp chẩn đoán nguy cơ của 3 nhóm là hội chứng Down, Tam nhiễm sắc thể 13 hay 18

  1. Triple test: 

Xét nghiệm dành cho thai phụ từ tuần thứ 14 – 22, giúp chẩn đoán nguy cơ hội chứng Down, dị tật ống thần kinh rất hay gặp (bất thường não và tủy sống) và nguy cơ của tam nhiễm sắc thể 18

  1. Xét nghiệm Beta – HCG định lượng

Xét nghiệm này có tác dụng chẩn đoán sớm và theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện và theo dõi những bất thường như chửa trứng…

     6. Xét nghiệm Beta – HCG định lượng
Xét nghiệm này có tác dụng chẩn đoán sớm và theo dõi sự phát triển của thai nhi, phát hiện và theo dõi những bất thường như chửa trứng…

    7. Xét nghiệm nồng độ Calci
Xét nghiệm nhằm xác định nồng độ Calci có trong huyết thanh

    8. Xét nghiệm nồng độ Calci ion hoá
Xác định nồng độ ion Calci có trong huyết thanh

    9. Sắt huyết thanh

Sắt là một dưỡng chất quan trọng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Xét nghiệm này giúp phát hiện và chẩn đoán thiếu sắt hoặc quá tải sắt trong người.

  10. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B

Nếu kết quả cho âm tính thì người mẹ không cần lo lắng. Ngược lại là dương tính thì thai phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi chuyển dạ để không làm nhiễm khuẩn sang bé sơ sinh.

Địa chỉ khám uy tín sàng lọc trước sinh

  1. Bệnh viện phụ sản Trung Ương
    Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Thời gian: Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 16:30
  2. Bệnh viện phụ sản Hà Nội
    Địa chỉ: Đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.
    Thời gian: Thứ Hai – Chủ Nhật: 08:00 – 16:30
  3. Khoa phụ sản- Bệnh viện Bạch Mai
    Địa chỉ: Khu A1, A3,  A5, A7, 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.