5/5 - (2 bình chọn)

Mổ đẻ là xu hướng chung trên nhiều quốc gia hiện nay. Ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hơn 50% là mổ đẻ, thuộc dạng trung bình, trong khi các nước khác, như Trung Quốc, tỷ lệ lên đến 70%.

Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, 5 năm gần đây (2015 đến 2019), hơn 110.000 ca sinh nở tại bệnh viện, trong đó gần 68.000 là mổ đẻ, gấp đôi giai đoạn 10 năm trước. Thông tin được bác sĩ Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết trên Vnexpress.

Vậy đẻ mổ là gì?

Đẻ mổ (mổ lấy thai), là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của người mẹ thay vì sinh qua đường âm đạo.

Lý do một số trường hợp cần phải sinh mổ

– Vấn đề với nhau thai, như nhau thai ở dưới thấp.

– Thai nhi nằm ở vị trí khó sinh thường như nằm ngang.

– Đa thai.

– Bạn đã sinh mổ trước đó.

Một ca sinh mổ có thể được lên kế hoạch từ trước nếu bạn gặp phải các biến chứng khi mang thai. Nhưng cũng có lúc trong trường hợp khẩn cấp khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ có biến chứng bất ngờ như bị suy thai, thai nhi cần được đưa ra ngoài nhanh chóng trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

Tại sao mổ đẻ ngày càng tăng

Sở dĩ tỷ lệ mổ đẻ tại bệnh viện ngày càng tăng ở một số bệnh viện tuyến TW, như Bệnh viện Phụ sản Trung ương là điển hình, do đây là tuyến cuối, chủ yếu do bệnh lý của mẹ hoặc thai nhi, ở các nơi chuyển về. Có những trường hợp “con quý con hiếm” dọa đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm, thai chậm phát triển trong tử cung, hay các bệnh lý của bà mẹ như tiền sản giật, nhau cài răng lược… bắt buộc phải mổ lấy thai.

Ngoài lý do thai bệnh lý, thì ngày nay tỷ lệ chủ động mổ lấy thai theo yêu cầu cũng tăng cao. Nhiều gia đình mong muốn sinh con theo giờ, theo ngày. Ngoài ra, các biến chứng liên quan đến chuyển dạ cũng khó lường, với các trường hợp khó đẻ, các bác sĩ thường chuyển đẻ mổ, không kiên trì chờ sinh thường bởi áp lực sợ bệnh nhân chuyển biến xấu.

Đẻ mổ con đầu lòng thì con thứ 2, thứ 3 có phải mổ không?

Khi một phụ nữ đẻ con đầu lòng bằng phương pháp mổ thì con thứ 2, thứ 3 chắc chắn phải mổ. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ đẻ mổ tăng lên, không thể giảm. Muốn giảm tỷ lệ mổ thai thì phải chăm sóc thai nghén tốt, theo dõi chuyển dạ tốt. Thai phụ phải hợp tác và bác sĩ cần kiên trì, cùng hỗ trợ, thống nhất với nhau trong suốt thai kỳ.

Lợi ích khi đẻ mổ

– Với người mẹ:
Phương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận,… Phương pháp này cũng khiến mẹ bầu không mất sức khi không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo truong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
Lợi ích dễ nhận thấy của phương pháp này nữa là ca sinh nở diễn ra rất nhanh chóng. Mẹ sẽ nhanh chóng được mổ bắt con và được gặp con trong thời gian nhanh nhất. Các mẹ sẽ không biết trước được khi nào con chào đời, có những mẹ còn phải chịu đựng cơn đau đẻ lên đến 2-3 ngày.

Để thực hiện, bác sĩ đưa thuốc tê vào khoang dưới nhện để ngăn chặn tạm thời sự dẫn truyền thần kinh qua tủy sống giúp sản phụ trải qua phẫu thuật mà không đau đớn. Nhờ đó, phẫu thuật viên dễ dàng mổ và lấy em bé ra khỏi bụng mẹ, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cả mẹ và con. Người mẹ hoàn toàn tỉnh táo để đón con chào đời, có thể “da kề da” tốt cho sức khỏe của bé. Sau ca mổ, mẹ có thể cho con bú sớm hơn so với gây mê và được ăn uống, vận động sớm hơn sau mổ.

Ngoài ra, tê tủy sống còn có tác dụng giảm đau sau mổ vì sau khoảng hai tiếng, thuốc tê hết tác dụng mới gây đau. Thuốc tê ít độc chất nên không ảnh hưởng thần kinh và lượng máu qua tử cung và bánh nhau. 
– Với bé:
Sinh mổ sẽ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời bởi phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Hạn chế của đẻ mổ

Với những lợi ích trên thì nhược điểm khi đẻ mổ là việc gây tê tủy sống có thể dẫn đến một số tác dụng phụ liên quan đến thuốc tê, cơ địa người bệnh và kỹ thuật chọc tê. 

Người mẹ có thể gặp các tác dụng không mong muốn như tụt huyết áp và mạch chậm. Nguyên nhân do thuốc tê ức chế thần kinh giao cảm gây giãn mạch, tụt huyết áp. Nếu ức chế thần kinh giao cảm chi phối tim sẽ gây nhịp chậm tim. Người mẹ có thể buồn nôn và nôn do tụt huyết áp hoặc thay đổi áp lực nội sọ, tác dụng phụ của thuốc họ morphin.

Ngoài ra, người mẹ có thể đau đầu sau 24 – 48 giờ do thoát dịch não tủy qua lỗ chọc kim hoặc bí tiểu vì tác dụng phụ của thuốc tê. Tác dụng phụ thường xuất hiện sau vài ngày kể từ khi sinh mổ, cũng có trường hợp xuất hiện ngay sau khi sinh và biến mất sau khoảng vài ngày. Thuốc gây tê có thể khiến sản phụ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng ngứa sẽ giảm dần và hết sau khoảng một đến hai ngày. 

Một số biến chứng khác như đau vùng l­ưng nơi chọc kim gây tê do tổn th­ương dây chằng hoặc tổ chức da, dư­ới da. Các biến chứng thần kinh ít gặp hơn như tổn th­ương một hay nhiều rễ thần kinh gây hiện tượng rối loạn cảm giác, viêm màng não – tủy hoặc biến chứng tim mạch, gây ngừng tim thậm chí tử vong.

Người mẹ có nhau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, nhau bong non, nhau cài răng lược, dọa vỡ tử cung, sản giật, suy thai cấp, mổ lấy thai cấp cứu, có rối loạn đông máu, có bệnh lý nhiễm trùng toàn thân, tăng áp lực nội sọ, bệnh lý tim mạch, thì không nên sử dụng phương pháp gây tê vùng. 

Mổ đẻ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến sữa. Do phẫu thuật mổ đẻ sẽ khiến sản phụ mất nhiều máu, lâu phục hồi sau sinh và không được ăn uống thoải mái(trong tuần đầu sau sinh) nên sự điều tiết để phân chất từ các tuyến sữa từ não bộ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết tước khi quyết định đẻ mổ là vết thương tử cung sẽ dễ gây hiện tượng vỡ tử cung, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau.

Với người mẹ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu lần mang thai tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.

– Đối với bé:
Thông thường sẽ thấy rằng trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da , nhiễm trùng, mất nước …hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormon có lợi trong quá trình chuyển dạ .
Trẻ sinh mổ có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém hơn do không được thừa hưởng các hormone có lợi trong ống dẫn sinh đồng thời sữa mẹ về trễ (sau khi sinh phải 1 tuần sau mẹ mới có sữa), ngay khi tách rời khỏi cơ thể mẹ, sức khỏe bé đang yếu nhưng lại không được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quan trọng này.

Đây chính là sự cản trở rất lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này đấy nhé. Đây còn là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.


Việc sinh mổ cũng khiến mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu.


Trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.


Nhiễm độc thuốc gây mê: Cho dù ca mổ thường được tiến hành rất nhanh nhưng thuốc gây mê cho mẹ cũng rất dễ ngấm vào cơ thể trẻ. Khi trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất đi phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra hiện tượng suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp trong quá trình lớn lên. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê.

Vậy chị em nên chọn phương pháp đẻ thường hay đẻ mổ

Thông thường, nếu sức khoẻ của mẹ ổn định và thai nhi bình thường, không có vấn đề đáng lo ngại thì sinh thường là phương pháp được lựa chọn để mang lại nhiều lợi ích cho bé và mẹ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé biện pháp sinh mổ vẫn thật sự cần thiết.

Em bé sinh thường phải trải qua một thời gian dài trong quá trình chuyển dạ, phổi hoạt động tốt, dịch phổi trào ra khi bé ra ngoài, tránh được tình trạng chậm tiêu dịch phổi. Về sau, hệ hô hấp của trẻ sẽ tốt hơn.

Ngoài ra, đẻ thường không gặp các biến chứng của sinh mổ như gây tê màng cứng, gây mê, chảy máu vết mổ sau đẻ. Trong quá trình chuyển dạ sẽ kích hoạt hệ thống nội tiết, sau sinh người mẹ có sữa nhiều. Thời gian hồi phục mẹ sau đẻ ngắn hơn.

Việc xác định sinh thường hay sinh mổ tốt hơn thì cần thăm khám trước sinh kỹ, đánh giá các nguy cơ và bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương pháp sinh phù hợp với từng trường hợp.

Khi thăm khám nếu có các vấn đề từ mẹ hay bé các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định mổ lấy thai giúp hạn chế những tai biến Sản khoa.