5/5 - (1 bình chọn)

Nhiệt miệng là một bệnh rất phổ biến mà chắc hẳn ai cũng phải gắp ít nhất một lần trong đời. Nhắc đến nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ để lại nhiều ám ảnh khi bị mắc phải. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu xem có những cách trị nhiệt miệng nào vừa an toàn lại hiệu quả cao qua bài viết dưới đây của ICondom

Có 3 dạng áp tơ là áp tơ đơn giản, áp tơ khổng lồ và áp tơ dạng herpes. Trong đó áp tơ khổng lồ là dạng nặng nhất, gây đau nhức nhiều ảnh hưởng sức khỏe toàn thân, lành sau 2 đến 6 tuần và có thể tạo sẹo.

5 mẹo chữa nhiệt miệng mức độ nhẹ tại nhà nhanh nhất

Baking soda

Baking Soda hay còn gọi là thuốc muối, muối nở; nó có thành phần chính là Natri hidrocacbonat (NaHCO3) dạng màu trắng, dễ tan trong nước, hút ẩm tốt.

Baking Soda khi gặp nhiệt độ hoặc môi trường axit nhẹ sẽ giải phóng khí CO2 nên thường gây sủi bọt. Ngoài có nhiều chức năng làm đẹp, Baking Soda còn được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, giảm đau do viêm nướu, tẩy trắng răng cũng khá hiệu quả.

Pha 1 thìa cà phê bột Baking Soda với 1 thìa cà phê muối ăn, cho thêm 100 ml nước lọc rồi trộn đều, bạn có thể dùng tăm bông chấm lên vết nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Hoặc khi mới bị nhiệt miệng có thể pha loãng hỗn hợp Baking Soda với muối ăn và nước. Dùng súc miệng ngày 4-6 lần sẽ khỏi nhiệt miệng sau 1 ngày sẽ hết. Trường hợp bị nặng hơn thì chỉ cần sử dụng trong vòng 2 ngày là nhiệt miệng sẽ biến mất.

Nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội được chứng minh là có hơn 20 loại dưỡng chất, nhiều axit hữu cơ và 12 loại vitamin, chứa nhiều enzyme và chất khoáng tốt cho cơ thể. Nha đam có thể dùng để ăn sống, xay sinh tố hoặc nấu chín đều được.

Nha đam đem đi cắt bỏ vỏ, rửa sạch để chất nhờn màu vàng bị loại bỏ sạch sẽ. Sau đó, cắt nha đam thành lát mỏng đắp lên vết lở nhiệt miệng 

Tuy có khả năng chữa nhiều bệnh cơ thể nhưng có một thành phần không được sử dụng trong cây nha đam đó là phần nhựa vàng. Do có chứa Aloin là mộ dạng Anthraquinone Glycoside có khả năng gây kích ứng da.

Trị lở miệng bằng dầu dừa

Dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt vì trong dầu dừa có chứa acid lauric có thể giúp giảm đau, giảm sưng và giảm sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Chất kháng viêm tự nhiên này giúp vết thương bớt đỏ hay đau.

Bạn hãy thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành. Bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa ngày 2-3 lần để giúp vết loét nhanh lành hơn.

Rau diếp cá

Dùng 100g rau diếp cá nhặt bỏ phần già, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem xay nhuyễn gạn bã  lấy nước pha thêm có thể pha thêm ít đường rồi uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giải nhiệt cơ thể và làm vết loét do nhiệt miệng mau lành hơn.

Bạn cũng có thể dùng 2-6g rau diếp cá sắc lấy nước, chia ra uống nhiều lần trong ngày, liên tục trong vài ngày sẽ mau chóng chữa khỏi nhiệt miệng cho bạn hoặc các bạn có thể uống kiểu pha trà  thì hiệu quả cũng tương tự.

Lá bàng non

Đun sôi lá bàng non với nước, sau đó để vặn lửa nhỏ trong vòng 30 phút cho tinh chất của lá bàng ra hết là được. Tiếp theo tắt bếp, để nguội rồi lọc lấy nước lá bàng, bỏ bã. Bảo quản trong chai có nắp đậy.

Dùng nước lá bàng để ngậm súc miệng trong khoảng 2-3 phút, mỗi ngày 3 lần, sau 4-5 ngày các vết loét se lại và dần khỏi hẳn.

Ngoài ra, bạn còn có thể lấy lá bàng non giã nát và thoa lên chỗ vết thương để giảm đau rát. Sau khi thực hiện cần súc miệng lại thật sạch với nước để loại bỏ nước lá bàng ra khỏi răng và nướu tránh làm răng bị vàng.