Rate this post

Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay còn gọi là tự kỷ, là bệnh lý di truyền có biểu hiện về khó khăn trong các kỹ năng xã hội, thường phát hiện ở trẻ từ 3 tuổi trở lên. Đây là khuyết tật còn gặp nhiều trở ngại trong hòa nhập với cộng đồng tại Việt Nam. Tự kỷ có nguyên nhân là gì, biểu hiện ra sao?

Nguyên nhân của rối loạn tự kỷ

Tới hiện tại, khoa học cho rằng tự kỷ có nguyên nhân di truyền. nhưng một số nghiên cứu mới đột phá chỉ ra rằng yếu tố môi trường sống cũng đóng vai trò trong sự phát triển của tự kỷ.

Một số yếu tố được chỉ ra là góp phần vào sự phát triển của tự kỷ

  • Mẹ uống thuốc trầm cảm trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng đầu
  • Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, đặc biệt là thiếu acid folic
  • Tuổi của bố và mẹ
  • Biến chứng sản khoa, ví dụ như thai nhẹ cân hay thiếu máu sơ sinh
  • Nhiễm trùng mẹ trong thai kỳ
  • Phơi nhiễm hóa chất trong thai kỳ, ví dụ như kim loại nặng hoặc thuốc trừ sâu

Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ có rối loạn phổ tự kỷ

Chúng ta biết rằng có nhiều loại thể biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ. Vì sự đa dạng trong các hình thái biểu hiện của rối loạn phổ tự kỷ, mà chúng ta cần hiểu rằng mỗi cá nhân mang khuyết tật này có những thách thức và ưu điểm của họ. Một số người mắc tự kỷ có thể cần sự hỗ trợ đáng kể trong cuộc sống hằng ngày (như việc ăn, việc uống, đi tắm…), trong khi một số thể khác có thể cần ít hỗ trợ hơn, và trong một số trường hợp, họ hoàn toàn có thể sống độc lập.

Dấu hiệu khó khăn trong giao tiếp xã hội kèm theo những hành động lập đi lập lại, những dấu hiệu này xuất hiện sớm từ thời thơ ấu của trẻ, kéo dài và gây trở ngại trong cuộc sống hằng ngày.

Hãy hành động nếu bạn nghi ngờ con mắc tự kỷ. Sự chờ đợi khi bạn đã nghi ngờ là điều tồi tệ. Bạn có khả năng đánh mất thời gian vàng ở một độ tuổi của con mình có cơ hội tốt nhất để cải thiện.

Trẻ tự kỷ có các vấn đề về cảm giác

Tăng ngưỡng nhạy cảm về âm thanh, ánh sáng, xúc giác, vị giác, khứu giác, cảm giác đau và những kích thích khác. Một ví dụ để hiểu về tăng ngưỡng cảm giác rằng: bạn có khó chịu, bứt rứt muốn ngừng cái âm thanh của móng tay cào lên mặt kính hay mặt bảng viết chữ.

Đối với một đứa trẻ tự kỷ cũng tương tự như vậy, trẻ có thể nhạy cảm dù chỉ vì âm thanh tạo ra bởi hai miếng vải cọ xát với nhau và dĩ nhiên với  những âm thanh ồn ào của tiếng còi xe trên đường, trẻ trở nên mệt mỏi, và buồn bã. Bố mẹ sau khi xác định được nguồn gây ra cảm giác khó chịu cho con, hãy học giúp con mình mô tả cảm xúc cảm con với điều khó chịu đó, ví dụ, bố mẹ cho trẻ nghe lại âm thanh đó và chỉ trẻ mô tả âm thanh và mô tả cảm xúc của mình. 

Rối loạn phát triển tâm thần, vận động 

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Giao tiếp bằng mắt khi bạn cho con bú và cười khi bạn cười với con.
  • Đi theo những đồ vật hay bắt chước theo cử động của bạn để chạm được vật.
  • Chỉ tay hoặc chào tạm biệt, hoặc dùng những cử động để giao tiếp
  • Làm ồn để gây sự chú ý
  • Đòi được bồng bế
  • Bắt chước cử động và biểu hiện cảm xúc mặt theo mẹ
  • Vui chơi với những đứa trẻ khác hoặc chia sẻ sở thích, niềm vui
  • Nhận thấy hoặc quan tâm mẹ nếu mẹ bị thương hay gặp điều khó chịu gì.
  • 6 tháng tuổi : không cười lớn
  • 9 tháng tuổi : không đáp hồi với âm thanh, cảm xúc trên mặt của mẹ
  • 12 tháng tuổi : gọi tên con không trả lời, không nói chuyện, không có các cử động như chỉ trỏ, với tay hoặc vẫy tay.
  • 16 tháng tuổi : chưa nói được từ đơn
  • 24 tháng tuổi : chưa nói được cụm từ có ý nghĩa liên quan hoặc lập lại một cụm từ.

Ở trẻ lớn :

  • Lập lại từ ngữ
  • Khó khăn trong thể hiện nhu cầu hay sở thích
  • Không hiểu câu hỏi đơn giản
  • Khó khăn tiếp nhận thay đổi môi trường hay thời khóa biểu (ví dụ, giận dữ khi thấy vật dụng trong nhà được xếp lại kiểu khác hay đi ngủ giờ khác hằng ngày)
  • Dành nhiều giờ đồng hồ xem đồ vật di động (ví dụ, quạt trần đang quay)
  • Lập lại đi lập lại một cử động:
  1. Vỗ tay
  2. Cào đồ vật
  3. Múa vờn tay
  4. Dập đầu
  5. Nhìn vào ánh đèn
  6. Cử động ngón tay ngang tầm mắt mình
  7. Bịt tai
  8. Gãi
  • Tránh các giao tiếp bằng mắt
  • Có cử động mặt không tương ứng với điều đang nói
  • Các động có vẻ cứng nhắc, như robot

Tình hình rối loạn phổ tự kỷ

Trong một số cộng đồng châu Á, rối loạn phổ tự kỷ được được xem nhưh nỗi nhục nhã của gia đình. Chẳng hạn như ở Hàn Quốc, trẻ tự kỷ sống trong các thành phố trung tâm thường bị gia đình nhốt lại, giấu đi.

Điều này hoàn toàn trái ngược với sự phát triển của các nước phương Tây, nơi mà có nhiều chính sách, các quỹ, các dịch vụ được cung cấp để giúp người mắc rối loạn phổ tự kỷ, gia đình của họ và thành lập cộng đồng những người có rối loạn phổ tự kỷ.

Không có số liệu thống kê chính thức được thiết lập ở Việt Nam về số người được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ, tuy nhiên, hiệp hội sức khỏe cộng đồng Việt Nam ước tính có khoảng 160,000 người sống với rối loạn phổ tự kỷ ở Việt Nam. Bệnh viện Nhi trung ương tại Hà Nội báo cáo rằng bệnh viện đã tiếp nhận khoảng 600 trẻ được chẩn đoán và điều trị hằng năm.

Rối loạn phổ tự kỷ có thể điều trị dứt hẳn?

Khoa học cho tới hiện nay nhận định rối loạn phổ tự kỷ là một khiếm khuyết thần kinh không phục hồi- đây cũng là lý do mà các giáo sư đầu ngành đề nghị xem rối loạn phổ tự kỷ là một khuyết tật bẩm sinh.

Dù thế, giới khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để điều trị nó, với y học tế bào gốc phát triển một cách bùng nổ như hiện nay thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở để hi vọng về một phương pháp chữa trị rối loạn phổ tự kỷ.

Tại Việt Nam, từ năm 2014, bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec Times City, GS Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự đã và đang tiếp tục nghiên cứu về liệu pháp tế bào gốc thay thế vào các khiếm khuyết của não bộ, trong đó có rối loạn phổ tự kỷ.

Một số trung tâm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ để bố mẹ tham khảo

Một số trường giáo dục đặc biệt dành cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ nằm trong một nghiên cứu của tổ chức SIT khảo sát mức độ hài lòng của các bố mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ gồm có : trường giáo dục đặc biệt Khai Trí, trường giáo dục đặc biệt Ban Mai tại thành phố Hồ Chí Minh đạt tín nhiệm tích cực.

Chẩn đoán và điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở đâu? 

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bệnh viện Nhi trung ương

Bố mẹ cũng có thể tham vẫn các bác sỹ tâm lý chuyên về rối loạn phổ tự kỷ.